Chính sách - Dự án » Tư liệu
Ngày 17/06: Ngày Chống Sa mạc Hóa Thế giới
(15:49:55 PM 17/06/2014)Hạn hán là một diễn biến thời tiết rất khó tránh, nhưng hậu quả của nó lại rất nặng nề. Đặc biệt, trong những năm gần đây, do bị tác động từ tình trạng biến đổi khí hậu, hạn hán ngày càng trở nên thường xuyên, khắc nghiệt và bao trùm nhiều khu vực rộng lớn trên Trái Đất.
Biến đổi khí hậu khiến cho sa mạc hóa trở nên trầm trọng hơn
Hạn hán không có biên giới, do đó để khắc phục những hậu quả của nó, rất cần sự hợp tác và nỗ lực chung của các quốc gia, nhất là trong việc bảo vệ nguồn nước ngọt phục vụ cuộc sống con người, gia súc và canh tác, hiện chỉ chiếm 2,5% tổng nguồn nước của Trái Đất.
Chính vì vậy các bên tham gia Công ước Chống sa Mạc hóa của Liên Hợp quốc (UNCCD) đều nhận thức rất rõ về nguy cơ sa mạc hóa và thấy rằng sa mạc hóa là vấn đề có qui mô toàn cầu, ảnh hưởng đến mọi vùng trên trái đất và cộng đồng thế giới cần phải có hành động chung để chống sa mạc hóa.
Chẳng thế mà chống sa mạc hóa là một vấn đề chính tại Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường & Phát triển của Liên Hợp quốc (UNCED) tại Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992. Hội nghị đã nhất trí thông qua một phương pháp tiếp cận đa ngành mới, tập trung vào các hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển bền vững ở cấp cộng đồng, đặc biệt là thông qua Công ước chống sa mạc hoá (UNCCD).
Năm 1994, Đại Hội đồng Liên Hợp quốc tuyên bố lấy ngày 17/6 hàng năm để kỷ niệm Ngày Thế giới Chống sa Mạc hóa & Hạn hán, đánh dấu ngày thông qua Công ước chống sa mạc hóa.
Tổng Thư ký Liên Hợp quốc kêu gọi các quốc gia thông qua những chính sách cụ thể để phòng chống hạn hán và sa mạc hóa, đồng thời mở rộng việc trao đổi thông tin và hợp tác quốc tế để bảo vệ tài nguyên đất và nước, phục vụ quá trình phát triển chung của nhân loại.
Khẩu hiệu của năm 2013 “Đừng tát cạn tương lai của chúng ta” khuyến khích mọi người cùng hành động để ứng phó với tình trạng khan hiếm nước, sa mạc hóa và hạn hán.
Khẩu hiệu được đưa ra đồng nghĩa với việc tất cả chúng ta cùng chịu trách nhiệm về việc bảo tồn đất và nước; sử dụng bền vững hai nguồn tài nguyên này; và có giải pháp cho những vấn đề nghiêm trọng liên quan tới hai nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng. Suy thoái đất sẽ không thể đe dọa tương lai của chúng ta.
Từ những quyết tâm và nỗ lực của thế giới trong những năm qua, Ngày chống Sa mạc Hóa Thế giới 2014 cũng không nằm ngoài ý nghĩa nâng cao nhận thức của cộng đồng xung quanh các vấn đề về hạn hán, sa mạc hóa và khuyến khích thực hiện UNCCD tại các quốc gia bị tác động nghiêm trọng bởi hạn hán và hoặc sa mạc hóa, đặc biệt là ở châu Phi.
Các bên đều có cái nhìn rõ rằng rằng sa mạc hóa là do nhiều nhân tố tác động như lý học, sinh học, chính trị, xã hội, kinh tế gây ra; nhận thức rõ tăng trưởng kinh tế bền vững, phát triển xã hội và xóa đói giảm nghèo là mục tiêu ưu tiên của các nước đang phát triển bị sa mạc hóa.
Theo nhà lãnh đạo cấp cao của Liên Hợp quốc, rất khó để tránh được hạn hán song chúng ta có thể giảm nhẹ được những ảnh hưởng của hiện tượng này. Hạn hán không phân biệt biên giới giữa các quốc gia quốc gia, vì vậy yêu cầu cần có những phản ứng tập thể.
Thực tế đã cho thấy chi phí của việc chuẩn bị ứng phó là rất nhỏ so với chi phí cứu trợ thiên tai. Chính vì vậy, chúng ta cần chuyển từ việc giải quyết các cuộc khủng hoảng sang chuẩn bị để ứng phó với hạn hán và tăng cường khả năng thích ứng với hiện tượng này.
Chống sa mạc hóa là quá trình phức tạp và lâu dài, đòi hỏi phải có sự phối hợp tích cực của các tổ chức, cơ quan và tất cả mọi người dân trên thế giới.
Điều cốt lõi là mỗi người dân cần nâng cao nhận thức về vấn đề quan trọng này, từ đó có định hướng hành động phù hợp, hiệu quả để bảo đảm môi trường sống an toàn, bền vững trên khắp hành tinh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
- Chủ đề Ngày nước Thế giới năm 2024: “Nước cho hòa bình”
- Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): "Từ thỏa thuận đến hành động: Phục hồi đa dạng sinh học"
- Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): Xây dựng một tương lai chung cho mọi sự sống
- Chủ đề Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai
- Chủ đề ngày quốc tế Đa dạng sinh học 22/5/2020: “Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên”
- Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học (22/5/2021): "Chúng ta là một phần của giải pháp"
- Chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2021 "“Đại dương, Khí hậu và Thời tiết của chúng ta”
- Chủ đề Ngày Nước thế giới năm 2021 “Giá trị của nước”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.