Chính sách - Dự án » Tư liệu
Thứ năm, 21/11/2024, 12:41:32 PM (GMT+7)
Lịch sử chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn
(22:11:57 PM 16/09/2016)(Tin Môi Trường) - Chiến dịch Làm cho Thế giới sạch hơn được khởi xướng bởi một nhà xây dựng, đồng thời cũng là một vận động viên đua thuyền buồm người Australia, ông Ian Kiernan.
>> Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan >> Nhà thiết kế Yến Ngô lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường trong gala "Khát vọng xanh" ở Đền Hùng >> WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch >> Quái vật thế giới chưa từng biết lộ diện ở Đồi Bồ Câu >> Đại tượng Phật Di Lặc trên núi Bà Đen lớn hàng đầu thế giới
Sau cuộc đua thuyền buồm vòng quanh thế giới trong quãng thời gian 1986-1987, ông Ian Kiernan 59 tuổi đã phải kinh ngạc vì sự ô nhiễm mà ông được chứng kiến trên các đại dương mà ông đã đi qua. Khi trở về quê hương ở Sydney (Australia), ông quyết định phải làm một điều gì đó cho thành phố quê hương mình. Năm 1989, ông đã tuyên truyền vận động mọi người tham gia vào phong trào Ngày làm sạch cảng Sydney và đã thu hút được sự tham gia của 40.000 tình nguyện viên. Ngay sau đó, năm 1990, sáng kiến của ông đã dẫn đến một sự kiện quốc gia – Ngày Làm cho Australia sạch hơn lần đầu tiên được tổ chức với sự tham gia hưởng ứng của hơn 300.000 người.
Hàng năm, Ngày Làm sạch cho Australia sạch hơn lại thu hút hàng trăm nghìn người tình nguyện tham gia thu dọn rác trên khắp đất nước Australia. Thành công to lớn của Chiến dịch đã được nhân rộng trên khắp hành tinh thông qua việc phát động Chiến dịch Làm cho Thế giới sạch hơn lầnđầu tiên vào năm 1993, với sự phối hợp tổ chức của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP).
Ông Ian Kiernan đã được tặng thưởng vì những đóng góp của ông đối với môi trường. Ông đã vinh dự được nhận Giải thưởng Global 500 của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc vào năm 1993 và giải thưởng của Liên hợp quốc có tên là Sasakawa vào năm 1998. Chiến dịch Làm cho Thế giới sạch hơn cũng được nhận giải thưởng Người công dân Thế giới do Hiệp hội Hướng đạo sinh Thế giới bình chọn vì khả năng huy động cộng đồng và cá nhân cùng làm những công việc có ích cho môi trường.
Ngay từ khi mới được phát động, Chiến dịch Làm cho Thế giới sạch hơn đã nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhiều quốc gia trên thế giới. Chiến dịch đã được các tổ chức môi trường quốc tế, đặc biệt là Chương trình Môi trường Liên hợp quốc công nhận là một sáng kiến mang lại hiệu quả cao, tạo điều kiện cho mọi người dân ý thức được trách nhiệm và có quyền tham gia vào giải quyết các vấn đề có ảnh hưởng đến môi trường của họ.
Kể từ năm 1993, Chiến dịch đã trở thành một trong những sự kiện môi trường quốc tế thường niên quan trọng, thu hút được sự tham gia của trên 35 triệu tình nguyện viên ở hơn 120 quốc gia trên toàn thế giới. Chiến dịch là dịp quy tụ các doanh nghiệp, các nhóm cộng đồng, các trường học, các nước và các cá nhân cùng tham gia các hoạt động và chương trình cải thiện và bảo vệ môi trường như trồng cây, phục hồi tài nguyên, giáo dục cộng đồng, các cuộc thi và triển lãm về môi trường, thu gom, xử lý và tái chế rác thải,…
Việt Nam là một trong những nước đầu tiên hưởng ứng và tham gia các hoạt động của Chiến dịch Làm cho Thế giới sạch hơn. Vào tuần thứ 3 của tháng 9 hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan tổ chức trọng thể Chiến dịch này ở các tỉnh/thành phố trên phạm vi toàn quốc và chọn một địa phương cụ thể làm nơi tổ chức lễ phát động quốc gia hưởng ứng Chiến dịch. Chiến dịch Làm cho Thế giới sạch hơn luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ và tham gia nhiệt tình của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị xã hội và đông đảo mọi tầng lớp nhân dân.
Tin Môi Trường
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
- Chủ đề Ngày nước Thế giới năm 2024: “Nước cho hòa bình”
- Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): "Từ thỏa thuận đến hành động: Phục hồi đa dạng sinh học"
- Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): Xây dựng một tương lai chung cho mọi sự sống
- Chủ đề Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai
- Chủ đề ngày quốc tế Đa dạng sinh học 22/5/2020: “Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên”
- Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học (22/5/2021): "Chúng ta là một phần của giải pháp"
- Chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2021 "“Đại dương, Khí hậu và Thời tiết của chúng ta”
- Chủ đề Ngày Nước thế giới năm 2021 “Giá trị của nước”
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.