Chính sách - Dự án » Tư liệu
Thứ bảy, 18/01/2025, 10:07:31 AM (GMT+7)
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Lễ Mít tinh Quốc gia hưởng ứng Ngày Nước Thế giới 2013
(16:10:23 PM 23/03/2013)(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 21/3, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND thành phố Cần Thơ tổ chức Lễ mít tinh quốc gia hưởng ứng Ngày Nước thế giới năm 2013.Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu tại Lễ mít tinh. Tin Môi Trường giối thiệu toàn văn nội dung phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
>> Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM tổ chức Lễ Mít -tinh và chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2023 >> GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh phát biểu tại Lễ mít tinh hưởng ứng chiến dịch “Giờ Trái Đất” năm 2023 >> Vinamilk thực hiện nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày sữa Thế Giới 1/6 lần thứ 21 >> Hơn 1.300 thành viên tham gia Tọa đàm trực tuyến hưởng ứng Ngày Đa dạng sinh học do Hội BVTN&MT Việt Nam tổ chức >> Yên Bái hưởng ứng Chiến dịch “Vì một triệu cây tre Việt”
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu tại Lễ mít tinh
Thưa quý vị đại biểu và các vị khách, Thưa đồng bào chiến sỹ cả nước,
Hôm nay tôi rất vui mừng đến dự Lễ mít tinh quốc gia hưởng ứng Ngày Nước thế giới năm 2013 với chủ đề “Hợp tác vì nước” được tổ chức tại Cần Thơ - thành phố trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông, một trong hai dòng sông chính cung cấp nước cho Việt Nam. Thay mặt Chính phủ, tôi thân ái gửi tới các vị đại biểu, các vị khách và đồng bào, chiến sĩ cả nước lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Thưa quý vị và các bạn,
Nước là một phần tất yếu của cuộc sống, là tư liệu quan trọng hàng đầu của nhiều hoạt động sản xuất. Mặc dù là nguồn tài nguyên có thể tái tạo nhưngtài nguyên nước không phải là vô hạn. Các hoạt động khai thác sử dụng nước quá mức và không hợp lý, vượt quá khả năng tự tái tạo và tự phục hồi của nguồn nước dẫn đến tình trạng thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước, xâm nhập mặn ngày càng trầm trọng... Theo Báo cáo của Liên Hợp Quốc về Các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ năm 2012, vẫn còn khoảng 11% dân số thế giới, tương đương khoảng 780 triệu người không tiếp cận được với nguồn nước sạch. Cùng với những diễn biến bất thường của thiên tai do biến đổi khí hậu với quy mô và cường độ ngày càng gia tăng đang góp phần làm cho nguồn nước ngày càng trở nên suy thoái và cạn kiệt.
Nước sạch được dự báo sẽ sớm trở thành một tài nguyên quý giá không kém dầu mỏ trong thế kỷ trước và không thể thay thế được; nước đã trở thành nguồn tài nguyên chiến lược và đang là chủ đề đặc biệt quan trọng tại nhiều diễn đàn quốc tế. Những căng thẳng về nguồn nước đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ tranh chấp, nhất là trong bối cảnh các quốc gia đẩy mạnh sử dụng nước cho phát triển kinh tế của riêng mình.
Thưa quý vị và các bạn,
Với thông điệp “Nếu tất cả chúng ta cùng nhau chia sẻ, ai cũng sẽ có cơ hội sử dụng nước”, Ngày Nước Thế giới năm 2013 đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hợp tác vì nước, đề xuất các giải pháp hướng tới mục tiêu hài hòa trong phân bổ nguồn nước giữa các ngành, địa phương, các nhóm cũng như sự hợp tác giữa các quốc gia có chung nguồn nước.
Tại buổi Lễ mít tinh quốc gia hưởng ứng Ngày Nước Thế giới với chủ đề “Hợp tác vì nước” hôm nay, tôi rất vui mừng và đánh giá cao những nỗ lực trong việc thúc đẩy hợp tác giữa cấp trung ương và địa phương, giữa các ngành sử dụng nước, giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế thông qua sự kiện quan trọng này.
Hợp tác vì nước sẽ góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, cải thiện điều kiện sống và các cơ hội giáo dục, đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em, góp phần vào thực hiện thành công những Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG).
Hợp tác vì nước để tạo ra những lợi ích kinh tế. Hợp tác vì nước nhằm duy trì và cải thiện nguồn nước, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Hợp tác vì nước để xây dựng hòa bình khu vực và thế giới, giúp các nhóm, các cộng đồng và các quốc gia vượt qua những khác biệt về văn hóa, chính trị, xã hội cùng nhau xây dựng niềm tin.
Việt Nam nằm ở hạ lưu của 2 con sông quốc tế quan trọng là sông Hồng và sông Mê Công. Do 2/3 lượng nước ở Việt Nam được sản sinh từ các nước láng giềng chảy vào hai con sông này; nên việc thúc đẩy hợp tác quốc tế trong việc chia sẻ, khai thác và phát triển bền vững các nguồn nước xuyên biên giới được xem là nội hàm quan trọng của "Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020".
Tại Lễ mít tinh này, tôi kêu gọi các quốc gia ở phía thượng lưu hãy hợp tác và cùng chia sẻ với Việt Nam để các dòng sông liên quốc gia trở thành dòng sông hòa bình và mang lại sự thịnh vượng cho tất cả các nước trong lưu vực.
Thưa quý vị và các bạn,
Việt Nam luôn tự hào là cái nôi của nền văn minh lúa nước, là một trong những quốc gia cung ứng nông sản lớn hang đầu trên thế giới. Sản xuất lúa nước đòi hỏi phải đảm bảo đủ nước, đồng thời nhu cầu sử dụng nước cho các ngành công nghiệp, dịch vụ, giao thông thủy…ngày càng tăng. Việc đảm bảo đủ nguồn nước theo yêu cầu cả về số lượng, chất lượng và thời gian có vai trò quyết định đối với sự thịnh vượng của mỗi khu vực và phát triển bền vững của mỗi ngành.
Tôi kêu gọi các Bộ, các ngành, các cấp chính quyền địa phương hãy cùng nhau hợp tác, xây dựng cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin, xây dựng khung khổ pháp lý trong bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên nước - nguồn tài nguyên quý giá trong thế kỷ này. Chúng ta cần đẩy mạnh đối thoại trong xây dựng kế hoạch, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý; có các chính sách nhằm tăng cường ứng dụng và phát triển các công nghệ hiện đại nhằm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; đẩy mạnh xã hội hóa trong việc đầu tư xây dựng các công trình khai thác và sử dụng nước; nâng cao ý thức sử dụng nước.
Tôi kêu gọi mỗi cá nhân, đoàn thể, tổ chức, mỗi ngành, mỗi địa phương trong cả nước hãy nỗ lực hành động, phát huy các sáng kiến trong khai thác và sử dụng nước tiết kiệm, giảm thiểu các rủi ro do hạn hán và lũ lụt, xử lý ô nhiễm môi trường, phòng chống xâm nhập mặn và nước biển dâng... qua đó góp phần tích cực vào thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước của quốc gia và góp phần thúc đẩy hợp tác quốc tế.
Thưa quý vị đại biểu và các bạn,
Nhân dịp này, tôi biểu dương Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban Nhân dân thành phố Cần Thơ đã tổ chức chuỗi các sự kiện truyền thông hưởng ứng Ngày Nước thế giới, thu hút được sự quan tâm và tham gia tích cực của toàn xã hội, có ý nghĩa và sức lan tỏa cao, góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen và cách ứng xử với tài nguyên nước ở hiện tại và tương lai.
Chúc các vị đại biểu, các vị khách và các bạn sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
Gửi ý kiến bạn đọc về: Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Lễ Mít tinh Quốc gia hưởng ứng Ngày Nước Thế giới 2013
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
- Chủ đề Ngày nước Thế giới năm 2024: “Nước cho hòa bình”
- Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): "Từ thỏa thuận đến hành động: Phục hồi đa dạng sinh học"
- Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): Xây dựng một tương lai chung cho mọi sự sống
- Chủ đề Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai
- Chủ đề ngày quốc tế Đa dạng sinh học 22/5/2020: “Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên”
- Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học (22/5/2021): "Chúng ta là một phần của giải pháp"
- Chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2021 "“Đại dương, Khí hậu và Thời tiết của chúng ta”
- Chủ đề Ngày Nước thế giới năm 2021 “Giá trị của nước”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.