Chính sách - Dự án » Tư liệu
Thứ bảy, 18/01/2025, 10:01:59 AM (GMT+7)
“Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm”
(14:25:09 PM 02/04/2013)(Tin Môi Trường) - “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm” (Think.Eat.Save) là Chủ đề Ngày Môi trường thế giới 2013
>> Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024 >> Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau >> Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống >> Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác >> Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam đồng thuận vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024
Theo tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), mỗi năm thế giới lãng phí 1,3 tỷ tấn thực phẩm. Sự lãng phí này tương đương với toàn bộ lượng thực phẩm được sản xuất ở khu vực cận Sahara - Châu Phi. Cũng theo FAO, trên toàn cầu cứ 7 người thì có 1 người bị đói và hơn 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi bị chết đói mỗi ngày.
Chủ đề năm nay “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm” để khuyến khích bạn hãy để ý hơn về những ảnh hưởng tới môi trường từ việc lựa chọn thực phẩm, giúp bạn thực hiện và đưa ra những quyết định sáng suốt.
Trong khi chúng ta đang chật vật để cung cấp đủ thực phẩm đủ nuôi sống 7 tỷ người (dự kiến sẽ tăng đến 9 tỷ người vào năm 2050), thì FAO ước tính rằng, một phần ba sản lượng thực phẩm toàn cầu đang bị lãng phí hoặc mất mát. Lãng phí thực phẩm cũng chính là sự lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng thời cũng gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường.
Chủ đề năm nay nhắc nhở bạn hành động từ chính gia đình bạn và sau đó bạn sẽ nhận thấy sức mạnh của tập thể, bạn và mọi người sẽ thực hiện giảm sự lãng phí thực phẩm, tiết kiệm tài chính, giảm tới mức thấp nhất tác động môi trường của việc sản xuất thực phẩm và thúc đẩy quy trình sản xuất thực phẩm trở nên hiệu quả hơn.
Thực phẩm bị lãng phí có nghĩa là tất cả các nguồn lực và các yếu tố đầu vào được sử dụng trong sản xuất cũng bị lãng phí. Ví dụ, mất khoảng 1.000 lít nước để sản xuất 1 lít sữa và khoảng 16.000 lít nước để làm ra một chiếc bánh hamburger (gồm nước để trồng cỏ, làm thức ăn cho bò, chế biến sữa…). Điều đó có nghĩa là khí nhà kính xuất phát từ hoạt động chăn nuôi bò và trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm. Tất cả sẽ trở nên vô ích khi chúng ta lãng phí các loại thực phẩm này.
Việc sản xuất thực phẩm toàn cầu chiếm 25% các vùng đất của thế giới, tiêu tốn khoảng 70% lượng nước ngọt, đóng góp 80% vào nạn phá rừng và 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Đó là nguyên nhân lớn nhất của mất đa dạng sinh học và thay đổi loại hình sử dụng đất.
Do đó, chủ đề này muốn nhắc nhở bạn nên chọn các loại thực phẩm ít ảnh hưởng đến môi trường hơn, ví dụ như các loại thực phẩm hữu cơ không sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất. Chọn mua những sản phẩm ngay tại địa phương cũng có nghĩa là thực phẩm không phải bay nửa vòng trái đất và do đó hạn chế khí thải.
Vì vậy, suy nghĩ trước khi ăn và giúp chúng ta bảo vệ môi trường!
(Theo VEA)
Ý kiến bạn đọc về: “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm”
-
Lê Ngọc Hà (16:03:27 PM 08/10/2013)clip 2 phút tuyên truyền tiết kiệm thực phẩm
http://www.youtube.com/watch?v=tu8q9arbShU Đây là link clip tuyên truyền về chủ đề ngày 5-6-2013 do tôi thực hiện rất mong tới được với nhiều người dân
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
- Chủ đề Ngày nước Thế giới năm 2024: “Nước cho hòa bình”
- Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): "Từ thỏa thuận đến hành động: Phục hồi đa dạng sinh học"
- Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): Xây dựng một tương lai chung cho mọi sự sống
- Chủ đề Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai
- Chủ đề ngày quốc tế Đa dạng sinh học 22/5/2020: “Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên”
- Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học (22/5/2021): "Chúng ta là một phần của giải pháp"
- Chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2021 "“Đại dương, Khí hậu và Thời tiết của chúng ta”
- Chủ đề Ngày Nước thế giới năm 2021 “Giá trị của nước”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.