Chủ nhật, 19/01/2025, 12:37:20 PM (GMT+7)

Xây dựng cơ chế, chính sách liên kết vùng trong ứng phó biến đổi khí hậu

(19:52:16 PM 14/08/2015)
(Tin Môi Trường) - Ngày 14/8, tại tỉnh Lai Châu, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và UBND tỉnh Lai Châu phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học về xây dựng cơ chế, chính sách liên kết vùng trong ứng phó biến đổi khí hậu ở trung du và miền núi phía Bắc.

[-]Xây[-]dựng[-]cơ[-]chế,[-]chính[-]sách[-]liên[-]kết[-]vùng[-]trong[-]ứng[-]phó[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu

Thời tiết gây ngập lụt trong phố- Ảnh minh họa: TL

 

Hội thảo nhằm khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của liên kết vùng trong ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu; chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm giữa các ngành, địa phương khu vực trung du miền núi phía Bắc để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững.


Theo các ý kiến tại hội thảo, vùng trung du miền núi phía Bắc có rất nhiều lợi thế không chỉ cho phép vùng liên kết với các vùng khác trong quốc gia, mà còn tạo cơ hội thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Các lợi thế của vùng bao gồm: Du lịch, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản và thủy điện; thế mạnh cây công nghiệp, dược liệu; chăn nuôi gia súc... Tuy nhiên, qua rà soát vẫn chưa có chính sách riêng đề cập đến vấn đề liên kết vùng trong ứng phó biến đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên, môi trường vùng trung du miền núi phía Bắc.

Tiến sỹ Nguyễn Song Tùng, Viện Địa lý nhân văn (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) cho rằng, liên kết ứng phó biến đổi khí hậu là tất yếu trong bối cảnh hiện nay; tuy nhiên liên kết vùng trong ứng phó thiên tai chưa được đề cập nhiều, chỉ mang tính chất manh nha qua các hội thảo ở một số tỉnh. Do đó, các địa phương thực sự lúng túng khi triển khai ứng phó. Mặt khác, kết quả khảo sát ở một số địa phương cho thấy, việc liên kết vùng về ứng phó biến đổi khí hậu là rất khó thực thi vì thiếu cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, gây khó khăn trong hài hòa lợi ích các bên.


Ông Hoàng Văn Yên, Vụ Kinh tế - Ban Chỉ đạo Tây Bắc cho biết, thời gian qua Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã đề xuất nhiều sáng kiến, chương trình nhằm tăng cường sự kết nối, hợp tác giữa các địa phương trong vùng; trong đó chú trọng vào các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp, hệ thống hạ tầng giao thông, bảo tồn đa dạng sinh học... Với những thế mạnh của vùng, liên kết sẽ là xu hướng phát triển tất yếu trong phát triển kinh tế-xã hội, phát huy hiệu quả các tiềm năng sẵn có.


Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lai Châu Hà Văn Um đề xuất: Để ứng phó với biến đổi khí hậu, về lâu dài các ngành, địa phương cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp sinh học, trong đó cần trồng và bảo vệ tốt tài nguyên rừng; cần có thêm những cơ chế, chính sách, đầu tư tính toán hợp lý và đầy đủ để người dân sống nhờ rừng một cách bền vững; đồng thời phát triển một nền nông nghiệp xanh bền vững cùng với quy hoạch, sắp xếp lại dân cư.


Để thực hiện liên kết vùng trong ứng phó biến đổi khí hậu ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, các đại biểu dự hội thảo đã thống nhất các quan điểm đề xuất liên kết vùng phải được xây dựng trên nguyên tắc bắt buộc, phân cấp, phân quyền chặt chẽ và hiệu quả; sớm ban hành luật quy hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đầy đủ về quy định trách nhiệm cụ thể cho từng địa phương; đề xuất cơ chế phối hợp giữa Ban Chỉ đạo Tây Bắc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các tỉnh trong vùng để xây dựng thí điểm liên kết vùng trung du miền núi phía Bắc giai đoạn 2015 - 2020, trình Chính phủ phê duyệt.


Vùng trung du miền núi phía Bắc là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước. Các địa phương nghèo nhất của vùng chủ yếu ở các huyện miền núi có địa hình phức tạp và có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao. Đây cũng là những nơi có tần suất xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan nhiều nhất. Hiện có khoảng 10.266 điểm nguy cơ sạt lở đất tại 10 tỉnh miền núi phía Bắc; khu vực trung du miền núi phía Bắc chiếm tới 40% tổng diện tích đất bị thoái hóa thành đất trống, đồi trọc trên cả nước với 5,2 triệu ha. Do đó, việc khôi phục cuộc sống, sinh kế và điều kiện sinh hoạt cho các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sau khi xảy ra thiên tai rất khó khăn.

Nguyễn Duy
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Xây dựng cơ chế, chính sách liên kết vùng trong ứng phó biến đổi khí hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI