Thứ sáu, 22/11/2024, 19:26:06 PM (GMT+7)

Việt Nam xây dựng Kế hoạch Thỏa thuận Paris về khí hậu

(10:18:27 AM 01/09/2016)
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/9/2016, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân Cộng hòa liên bang Đức (BMUB) ủy quyền Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ tổ chức “Hội thảo tham vấn về kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về khí hậu”.

Việt[-]Nam[-]xây[-]dựng[-]Kế[-]hoạch[-]Thỏa[-]thuận[-]Paris[-]về[-]khí[-]hậu

Quang cảnh hội thảo Tham vấn về kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về Khí hậu ngày 1/9/2016 tại HN 


Hội thảo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Giám đốc khu vực châu Á Thái Bình dương của UNDP, ông Haoliang Xu, Điều phối viên của Liên hợp quốc tại Việt Nam, bà Pratibha Melta và Tham tán Phát triển Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam, ông Martin Hoppe đồng chủ trì.

Tham gia hội thảo còn có các thành viên của Hội đồng tư vấn cho Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu, đại diện các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, các Đại sứ quán, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cơ quan hoạt động vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam và đại diện các cơ quan báo chí trong và ngoài nước.

Thỏa thuận Paris về khí hậu được thông qua tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP21), là văn bản pháp lý toàn cầu đầu tiên ràng buộc trách nhiệm của tất cả các Bên trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, việc Việt Nam thực hiện tốt Thỏa thuận Paris sẽ góp phần cùng cộng đồng quốc tế giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu một cách căn cơ, bài bản trong nhiều thập kỷ tiếp theo. Vì vậy, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, phối hợp với các Bộ, ngành và các bên có liên quan xây dựng Kế hoạch của Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt trong tháng 10 năm 2016.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, dự thảo Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về khí hậu đã được hoàn thành với sự hỗ trợ trực tiếp từ UNDP, GIZ, UNEP và đang được xin ý kiến các Bộ, ngành. Bản Dự thảo gồm 5 nội dung chính: (i) Xác định các hoạt động giảm nhẹ phát thải thực hiện Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC) và tận dụng cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng các-bon thấp; (ii) Xác định các hoạt động thích ứng thực hiện INDC và tăng khả năng chống chịu của cộng đồng và bảo đảm sinh kế cho người dân; (iii) Chuẩn bị nguồn lực về con người, công nghệ và tài chính để thực hiện các đóng góp về giảm nhẹ, thích ứng và các nghĩa vụ khác do Thỏa thuận Paris quy định; (iv)Thiết lập và vận hành hệ thống công khai, minh bạch (MRV) nhằm giám sát, đánh giá việc thực hiện thích ứng, giảm nhẹ, chuẩn bị nguồn lực theo quy định của Thỏa thuận Paris; (v) Hoàn thiện thể chế, chính sách tạo lập môi trường thuận lợi và tập trung nỗ lực quốc gia cho ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường phối hợp xử lý các vấn đề liên vùng, liên ngành; thu hút nguồn lực tư nhân và hỗ trợ quốc tế.

“Thực hiện Thỏa thuận Paris tại Việt Nam là trách nhiệm của Nhà nước, các doanh nghiệp, cộng đồng khoa học, trí thức, các tầng lớp nhân dân và mỗi cá nhân cùng cộng đồng quốc tế ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu, bảo vệ trái đất vì sự phát triển bền vững cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Vì vậy, để Kế hoạch khả thi thì sự tham gia xây dựng và thực hiện của tất cả các bên có liên quan là hết sức cần thiết”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Phát biểu tại hội thảo, ông Haoliang Xu, Giám đốc Khu vực châu Á và Thái bình dương của UNDP, nêu rõ hai lĩnh vực chủ chốt đối với Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu giảm thiểu theo Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết, đó là năng lượng và lâm nghiệp. Ông nhấn mạnh sự tham gia và đóng góp của các doanh nghiệp trong và ngoài nước là rất quan trọng trong việc thực hiện những mục tiêu đề ra trong Thỏa thuận Paris.

Ông Haoliang Xu nói: “Tạo điều kiện cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp sẽ bổ sung cho các khoản chi của Chính phủ và đẩy mạnh đầu tư xanh. Khu vực tư nhân cũng có thể góp phần giảm chi phí cho Nghiên cứu và Phát triển thông qua việc ứng dụng công nghệ tiên tiến đã được thích nghi với điều kiện riêng của Việt Nam. Công nghệ này sẽ giúp giảm phát thải nhà kính, tận dụng những lợi thế của năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường”.

 Ông Martin Hoppe, Tham tán Phát triển, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội chia sẻ: ''Trong thời gian qua,Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu vì Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Đã đến lúc phải  đẩy nhanh việc triển khai các cam kết giảm nhẹ và thích ứng. Nước Đức luôn sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện INDC theo cam kết của Thỏa thuận Paris''.

Hội thảo là cơ hội tốt để các thành viên Hội đồng tư vấn quốc gia về biến đổi khí hậu, đại diện các tổ chức quốc tế, các Bộ ngành, các doanh nghiệp cũng như các Tổ chức Phi chính phủ góp ý chi tiết cho dự thảo Kế hoạch của Việt Nam. Ý kiến thu được từ Hội thảo sẽ giúp Bộ TNMT và Tổ công tác xây dựng Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về khí hậu hoàn thiện Dự thảo Kế hoạch của Việt Nam, trình Chính phủ xem xét phê duyệt trong năm 2016.

Tin Môi Trường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Việt Nam xây dựng Kế hoạch Thỏa thuận Paris về khí hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI