Chủ nhật, 19/01/2025, 06:16:13 AM (GMT+7)

Việt Nam nỗ lực thực hiện hiệu quả Thỏa thuận Paris

(17:40:20 PM 24/10/2016)
(Tin Môi Trường) - Ngày 24/10, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (MONRE) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) tổ chức Hội thảo: “Những thành tựu của IPCC và các hành động của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Tham dự Hội thảo có ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam; bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc, Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam; ông Hoesung Lee, Chủ tịch IPCC; các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các tổ chức xã hội... Tại Hội thảo, IPCC - Cơ quan quốc tế chuyên về các đánh giá khoa học liên quan đến biến đổi khí hậu, trình bày kết quả đánh giá, đặc biệt là những nội dung liên quan đến Việt Nam. IPCC cũng trình bày chương trình làm việc cho chu kỳ Báo cáo Đánh giá lần thứ sáu (AR6). 

 
Việt[-]Nam[-]nỗ[-]lực[-]thực[-]hiện[-]hiệu[-]quả[-]Thỏa[-]thuận[-]Paris[-]
Toàn cảnh hội thảo
 
* Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh 
 
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh: "Việt Nam nhận thức rõ ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai có ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển bền vững đất nước. Việt Nam đã ban hành và triển khai thực hiện một số chiến lược và chính sách về biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh". 
 
Đề cập đến việc Việt Nam thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng khí hậu cực đoan, bà Pratibha Mehta lưu ý: “Phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi và các dân tộc thiểu số thuộc nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất, vì thế chúng ta cần phát huy mọi nỗ lực cần thiết để giúp xây dựng khả năng chống chịu và phục hồi của họ. Chính sách, năng lực và kiến thức phù hợp luôn là ưu tiên được đặt ra để có thể triển khai các biện pháp giảm thiểu rủi ro khí hậu. Nếu không, khó có thể thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam”. 
 
Chủ tịch IPCC Housung Lee cho biết, Báo cáo Đánh giá AR6 sẽ được xây dựng trên cơ sở của Báo cáo Đánh giá lần Thứ năm (AR5) về tác động toàn cầu của biến đổi khí hậu. Báo cáo AR5 được hoàn thành vào năm 2014. Thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu theo quyết định của Hội nghị COP 21, IPCC đang xây dựng “Báo cáo đặc biệt về tác động của sự nóng lên toàn cầu 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và các đường phát thải khí nhà kính tương ứng”. 
 
“Trong Báo cáo AR6, chúng tôi mong muốn các nhà khoa học giải quyết các vấn đề của địa phương và cung cấp các thông tin khoa học để có thể đưa vào các đánh giá. Chúng tôi cũng hi vọng rằng Việt Nam và các nước đang phát triển khác sẽ đề cử các nhà khoa học tham gia với vai trò tác giả cho các chủ đề liên quan đến báo cáo đánh giá của IPCC”, ông Lee nhấn mạnh. 
 
Ông Hans-Otto Pörtner, đồng Trưởng Nhóm Công tác II của IPCC về tác động của biến đổi khí hậu và các nỗ lực thích ứng cho biết: Phát thải cao kéo dài sẽ làm tăng rủi ro cho Việt Nam vốn dễ bị tổn thương bởi một loạt các tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm mực nước biển dâng và các hiện tượng khí hậu cực đoan. Biến đổi khí hậu là mối đe dọa cho phát triển bền vững, nhưng có rất nhiều cơ hội để liên kết việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính, thích ứng biến đổi khí hậu với các mục tiêu xã hội khác. 
 
Các nhà khoa học trình bày kết quả của Báo cáo AR5. Đây là báo cáo góp phần quan trọng vào Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu đã được thông qua vào tháng 12/2015. Báo cáo AR5 nhận định rằng thế giới có đủ khả năng hạn chế sự nóng lên toàn cầu và xây dựng một tương lai thịnh vượng, bền vững hơn, nhưng để có thể đạt được mục tiêu giới hạn sự nóng lên ở mức dưới 2ºC so với thời kỳ tiền công nghiệp, cần giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính trong các thập kỷ tới. Các nhà khoa học của Việt Nam trình bày dự thảo kịch bản về biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng năm 2016 cho Việt Nam. 

* Thực hiện Thỏa thuận Paris tại Việt Nam 
 
Theo ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, mục tiêu chung việc thực hiện Thỏa thuận Paris tại Việt Nam là xác định và triển khai các hoạt động phù hợp, các giải pháp đến năm 2020 và 2030, để từng bước thực hiện đầy đủ các quy định áp dụng cho Việt Nam trong Thoả thuận Paris. Trong đó tập trung vào việc thực hiện các cam kết giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong Báo cáo đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC); thực hiện các cam kết thích ứng với biến đổi khí hậu trong INDC; chuẩn bị nguồn lực về con người, công nghệ và tài chính để thực hiện, góp phần chuyển đổi nền kinh tế theo hướng các-bon thấp, chống chịu cao; thiết lập và vận hành hệ thống công khai, minh bạch (MRV) nhằm giám sát, đánh giá việc thực hiện thích ứng, giảm nhẹ, chuẩn bị nguồn lực; hoàn thiện thể chế, chính sách tạo lập môi trường thuận lợi và tập trung nỗ lực quốc gia cho ứng phó với biến đổi khí hậu. 
 
Năm nội dung chính trong việc thực hiện Thỏa thuận Paris tại Việt Nam gồm giảm nhẹ, thích ứng (2 nội dung này cần kết hợp hài hòa với nhau), công khai minh bạch, nguồn lực và thể chế. Đối với kế hoạch giảm nhẹ quốc gia cần phân tích các dự báo và dự kiến giảm nhẹ, đánh giá nhu cầu công nghệ (TNA), xác định các lựa chọn giảm nhẹ ưu tiên, đánh giá và cập nhật. Việc giảm nhẹ gồm 16 nhiệm vụ ưu tiên thực hiện đến năm 2030, nhằm giảm 8% phát thải nhà kính bằng nguồn lực quốc gia và nâng lên đến 25% khi có hỗ trợ quốc tế. 
 
Kế hoạch thích ứng quốc gia cần xác định được các cơ quan, đối tượng tham gia, thực hiện tham vấn quốc gia, tạo sự đồng thuận, ủng hộ thực hiện vấn đề thích ứng; đánh giá toàn diện mức độ tổn thương, liệt kê các vấn đề cần thích ứng, phân tích, xác định chi phí và lựa chọn ưu tiên; xây dựng hệ thống giám sát thích nghi khí hậu và kết nối với MRV, hỗ trợ việc báo cáo, thông báo và chia sẻ kinh nghiệm quốc tế; xây dựng kế hoạch phù hợp tiếp cận tài chính khí hậu, đào tạo và hỗ trợ tiếp cận tài chính khí hậu. Bên cạnh đó, triển khai thực hiện các kế hoạch ứng phó, tăng cường năng lực ngành nhằm lồng ghép, thích nghi khí hậu trong lĩnh vực nước, năng lượng và nông nghiệp thông minh. 
 
Việc thích ứng gồm 22 nhiệm vụ thực hiện đến năm 2030 nhằm thực hiện cam kết về thích ứng trong Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC); công khai, minh bạch (MRV) trong giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (6 nhiệm vụ ưu tiên); MRV trong thích ứng với biến đổi khí hậu (2 nhiệm vụ ưu tiên); MRV trong hỗ trợ cho giảm nhẹ và cho thích ứng (3 nhiệm vụ ưu tiên). 
 
Hoàn thiện thể chế và tăng cường nguồn lực, với 96 nhiệm vụ ưu tiên, thể chế chú trọng đến chức năng nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương, sự phối hợp tổ chức thực hiện, những chính sách và quy định. Ba nguồn lực được ưu tiên đó là con người (kiến thức, kỹ năng), công nghệ và tài chính. 
 
Về phạm vi và khung thời gian, ông Phạm Văn Tấn cho rằng, trong giai đoạn 2016-2020, Việt Nam tiếp tục chuẩn bị để đến năm 2020 sẵn sàng thực hiện các quy định của Thỏa thuận Paris, tiếp tục thực hiện các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu đã được phê duyệt và các hoạt động cấp bách. Trong giai đoạn 2021-2030, Việt Nam sẽ thực hiện các mục tiêu trong INDC và các nhiệm vụ mới theo yêu cầu của Thỏa thuận Paris.
THẮNG TRUNG
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Việt Nam nỗ lực thực hiện hiệu quả Thỏa thuận Paris

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI