Thông tin môi trường
“Ứng dụng công nghệ cao và đồng bộ cho việc bảo toàn và phát triển đậu nành Tây Nguyên”.
(14:21:22 PM 08/11/2015)Hội thảo khoa học Quốc tế - Ảnh: TL Vinasoy
Tại Hội thảo, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Nông nghiệp và Công nghệ sinh học từ Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Đậu nành Quốc gia Hoa Kỳ - Đại học Missouri (NCSB), Đại học Cần Thơ và Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy cùng chia sẻ những ứng dụng công nghệ mới nhất trong việc chọn tạo giống cũng như thiết lập hệ thống canh tác đồng bộđể phát triển bền vững vùng nguyên liệu đậu nành Tây Nguyên.
Hội thảo có sự tham gia của Cục trưởng Cục trồng trọt Ma Quang Trung, lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công Nghệ, lãnh đạo cácSở ban ngành các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi và Đồng Tháp,các huyện, thị xã Cư Jut, Đăk Mil, Buôn Hồ cùng các nhà khoa học chuyên ngành hàng đầu tại các trường Đại học và nông dân trồng đậu nành.
Ứng dụng công nghệ cao cho chọn tạo giống đậu nành không biến đổi gen
Giống là nhân tố quyết định cho việc nâng cao năng suất và chất lượng của hạt đậu nành. Vì vậy, tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ caocho việc chọn tạo giống đậu nành không biến đổi gen là một trọng tâm hàng đầu của Vinasoy. Sau hai năm nghiên cứu, vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy cùng các chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Sinh học đậu nành Quốc gia Hoa Kỳ (NCSB) đã thành công trong việc chọn thuần giống đậu nành Cư Jut hoa trắng với chất lượng tốt, năng suấtt ăng 10-15% và đã được đưa vào trồng trong vụ II-2015 cho nông dân Cư Jut, Đăk Mil.
Tiến một bước xa hơn, hiện nay các chuyên gia đang ứng dụng công nghệ di truyền phân tử để chọn tạo ra các giống đậu nành mới, bảo toàn được phẩm chất quý của giống đậu nành địa phương đồng thời nâng cao được năng suất, chất lượng của hạt đậu nành để đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm của Vinasoy.
Hệ thống canh tác đồng bộ cho đậu nành Tây Nguyên
Song song với việc chọn tạo giống, suốt 2 năm qua, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụngĐậu nành Vinasoy cũng đã khảo nghiệm nhiều hệ thống canh tác theo đặc điểm của các vùng nguyên liệu khác nhau ở Tây Nguyên bao gồm: làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch trên các công cụ cơ giới hóa phù hợp.
Đặc biệt, Trung tâm cũng đã liên kết với Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu chọn các loạivi khuẩn từ đất ferralsols Tây Nguyên để chế tạo ra phân sinh học nhằm tăng nốt rễ (nốt sần) và tăng hiệu quả sử dụng phân lân cho cây đậu nành.
Đến năm 2018, cùng với giống mới, hệ thống canh tác đồng bộ và những ứng dụng phân sinh học, phân hữu cơ sẽ nâng năng suất của đậu nành Tây Nguyên đạt 3 tấn/hecta, tương đương với năng suất đậu nành bình quân trên thế giới, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế góp phần ổn định đời sống của người nông dân, đồng thời chất lượng hạt đậu nành sẽ đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa các sản phẩm , góp phần vào sự phát triển bền vững của Vinasoy.
Ông Huỳnh Sơn Hải, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy khẳng định: “Hướng đi phát triển vùng nguyên liệu Tây Nguyên vừa là trách nhiệm, vừa là chiến lược của Vinasoy và Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành nhằm hợp tácbền vững cùng người nông dân, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp đậu nành Việt Nam. Sự lớn mạnh của vùng nguyên liệu Tây Nguyên sẽ tạo điều kiệncho Vinasoy có nguồn đậu nành trong nước dồi dào, tươi mới, để đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của người tiêu dùng”.
Vinasoy phối hợp với nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước để bảo toàn giống, chọn và lai tạo giống riêng tại vùng nguyên liệu ở Tây Nguyên- Ảnh: TL Vinasoy
Gửi ý kiến bạn đọc về: “Ứng dụng công nghệ cao và đồng bộ cho việc bảo toàn và phát triển đậu nành Tây Nguyên”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
- Bắt ông Đoàn Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
- Trồng cây kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Công ty cổ phần Thượng Long ở Phú Thọ bị phạt 188 triệu đồng vì nhiều vi phạm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.