Thứ bảy, 23/11/2024, 12:14:56 PM (GMT+7)

Tự kiếm tiền làm lộ phí đi thi

(10:08:17 AM 03/07/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ lam lũ từng ngày chính là động lực thôi thúc ba cô học trò nghèo vùng sông nước cố gắng học tập để có cơ hội bước chân vào giảng đường với ước mơ đổi đời.

 

Kim Phiến ngắt rau sau vườn chuẩn bị bữa trưa trước ngày đi thi

 

Ngày đầu tháng 7, chúng tôi tìm về gia đình á khoa tốt nghiệp THPT tỉnh Đồng Tháp Bùi Thị Kim Phiến (lớp 12A4 Trường THPT Cao Lãnh 2) tại cồn Bình Hưng (huyện Cao Lãnh).
 
Cô á khoa cồn Bình Hưng
 
Qua chuyến đò ngang, chúng tôi tiếp tục men theo tuyến đường đê nhỏ hẹp dọc kênh sâu bên trong cồn Bình Hưng mới đến được căn nhà lá đơn sơ của Kim Phiến. Đó là gia đình thuộc diện hộ nghèo, ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp được lợp bằng lá dừa nước, nền đất, các bức tường làm bằng gỗ nay đã mục được phủ nhiều tấm nilông cũ kỹ từ mấy năm nay. Trong căn nhà trống hoác của Phiến không có thứ gì giá trị ngoài chiếc tivi cũ, bàn học và đống sách vở của hai chị em Phiến.
 
Ông Bùi Thanh Tâm - bố của Phiến - tâm sự: “Tôi bị bệnh sỏi thận mấy năm nay nên chỉ tranh thủ đi làm thuê xung quanh xã. Vợ làm tạp vụ vệ sinh tại Công ty Phát Tiến bên kia cồn, tháng chỉ được khoảng 1,5-2 triệu đồng nên vợ chồng tôi chỉ cố gắng nuôi con ăn học chứ không dám sửa nhà, mua sắm bất cứ thứ gì”.
 
Nhà ở sâu trong những rặng dừa nước của cồn Bình Hưng phải qua đò mới đến được trường, hằng ngày Phiến đạp xe hơn 15km đi học (cả đi lẫn về). Nhà nghèo, Phiến không đi học thêm nhiều, chỉ đến năm cuối cấp mới đi ôn luyện hai môn toán, lý để thi đại học nhưng cũng được thầy cô trong trường miễn học phí. Dù bận rộn lịch học ở trường, Phiến cũng tranh thủ giúp bố mẹ làm vườn, lo công việc trong nhà, kết lông mi giả kiếm thêm tiền, nhưng cô học trò này không bao giờ lơ là chuyện học tập.
 
Trong 12 năm học, Phiến luôn đạt học sinh giỏi, nhận nhiều học bổng vượt khó của trường, Tỉnh đoàn và đặc biệt mới đây Phiến đậu á khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Đồng Tháp với 57,5 điểm. Mùa tuyển sinh này, Phiến đăng ký thi vào ngành kỹ thuật y sinh (khối A ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM) vì theo Phiến ngành này mới, ít trường đào tạo nên khi học xong ra trường dễ xin việc. Phiến cũng đăng ký thi vào ngành công nghệ sinh học (khối B Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG TP.HCM). “Dù khó khăn đến mấy, em cũng cố gắng vừa học vừa làm để theo đuổi ước mơ đại học của mình” - Phiến nói.
 


Những lúc rảnh, Hồng Đào phụ bác Chín cạnh nhà đan rổ tre

 

Học trò mồ côi đi ở thuê
 
Từ nhà Phiến, qua thêm một chuyến đò ngang nữa chúng tôi mới đến được nhà cô học trò Trần Thị Hồng Đào (ấp Bình Linh, xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh). Mẹ đau ốm mấy năm nay phải ở nhà nên mọi chi tiêu trong nhà phụ thuộc vào những mẻ cá của bố. Bố đi thả lưới từ mười ngày đến nửa tháng mới về nên ngoài việc học, Đào còn phụ mẹ làm vườn, quán xuyến mọi việc trong nhà.
 
Thế mà suốt 12 năm Đào đều đạt học sinh giỏi cùng giải nhì cấp tỉnh học sinh giỏi môn địa lý, vừa qua còn đậu tốt nghiệp THPT loại giỏi. Bà Huỳnh Thị Mỹ Lệ - mẹ của Đào - cho biết: “Vợ chồng tôi nghèo khổ rồi, thấy nó học được nên cố gắng dành dụm động viên con gắng học để sau này không nghèo như bố mẹ nữa. Tôi bệnh hoài nên chỉ cố làm vườn thuê gần nhà, mọi chi tiêu phụ thuộc thu nhập của chồng khoảng 2-3 triệu đồng/tháng”. Trong kỳ thi tuyển sinh lần này, Đào chỉ dự thi vào ngành quản lý tài nguyên môi trường (ĐH Nông lâm TP.HCM). Đào cho biết nếu đậu đại học, sẽ cố gắng tranh thủ đi làm thêm để phụ giúp bố mẹ.
 
Còn hoàn cảnh của cô học trò mồ côi Lê Thị Thùy Ngân (lớp 12CB03 Trường THPT Cao Lãnh 1, huyện Cao Lãnh) thật đáng khâm phục. Trong căn nhà được UBND xã An Bình cấp cách đây vài năm, bà Nguyễn Kim Phượng - mẹ của Ngân - ngậm ngùi: “Nhà đã nghèo lại càng éo le khi chồng đột ngột mất để lại cho tôi ba con nhỏ”. Thế là 11 năm nay bà Phượng ngày đêm lam lũ, oằn lưng đi làm thuê kiếm tiền nuôi con ăn học. Nghèo quá, thương mẹ lam lũ, Ngân nhiều lần có ý nghĩ bỏ học đi làm, nhưng khi được mẹ và bạn bè động viên, em đã cố gắng phấn đấu học tiếp.
 
“Tôi đi làm thuê tháng cũng được hơn 2 triệu đồng nuôi ba con ăn học nên phải vay mượn khắp nơi. Cách đây ba năm, tôi gửi Ngân cho một gia đình sản xuất nước đóng chai ở thị trấn Mỹ Thọ (huyện Cao Lãnh) để nó có thể vừa học vừa làm đóng chai nước, phụ việc vặt cho gia đình chủ kiếm tiền đi học” - bà Phượng kể. Năm lớp 12, Ngân về ở với mẹ để phụ việc nhà và tập trung nhiều hơn cho việc học cuối cấp. Nhưng mỗi khi rảnh Ngân lại tranh thủ làm nhiều việc để cố gắng kiếm tiền phụ mẹ.
 
12 năm học sinh giỏi
 

Thùy Ngân đan giỏ lục bình khô kiếm thêm thu nhập cho gia đình

 
Ngân luôn biết cách quyết tâm vượt qua khó khăn để học tốt. Suốt 12 năm Ngân luôn đạt học sinh khá, giỏi, là học sinh năng động của lớp, trường trong các phong trào của chi đoàn. Cô nữ sinh học giỏi văn này cũng thường xuyên đại diện thanh thiếu niên Đồng Tháp đi dự các liên hoan về thanh thiếu nhi toàn quốc và khu vực. Những ngày trước khi đến TP.HCM dự thi vào Trường ĐH Luật TP.HCM, Ngân tranh thủ đan giỏ lục bình khô phụ mẹ kiếm ít tiền. Con đường trở thành luật sư của cô học trò nghèo này vẫn còn dài, nhưng với ước mơ cháy bỏng cùng niềm tin là động lực giúp Ngân bước tiếp trên con đường tri thức

 

(Theo Tuổi trẻ)
Từ khóa liên quan: Tự, kiếm tiền, lộ phí, đi thi
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tự kiếm tiền làm lộ phí đi thi

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI