Thứ bảy, 23/11/2024, 17:04:13 PM (GMT+7)

Tọa đàm về an toàn môi trường và sức khoẻ nghề nghiệp trong các nhà máy sản xuất điện tử

(15:29:33 PM 06/01/2014)
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Phát triển & Hội nhập (CDI) tổ chức tọa đàm“An toàn môi trường và sức khoẻ nghề nghiệp trong các nhà máy sản xuất và lắp ráp điện tử: Kinh nghiệm quốc tế và hướng giải pháp cho Việt Nam” vào ngày 7/1/2014 tại Hà Nội.

Hóa chất độc hại là nguyên liệu cần thiết cho thiết bị điện tử, và hàng ngàn hóa chất đang được sử dụng trong quá trình sản xuất ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người lao động, cộng đồng và môi trường- Ảnh minh họa IE

 

Điện tử là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất hiện nay, đã và đang tạo ra một phạm vi phát triển nhanh chóng của sản phẩm và dịch vụ đang ngày càng được sử dụng trong hầu hết các hoạt động của con người. Nó đã hoàn toàn thay đổi cách mọi người sống và tương tác với nhau.

 

Các hệ thống điện tử và sản phẩm điện tử hỗ trợ rất lớn cho truyền thông, giáo dục, tài chính, các hoạt động của chính phủ và các hoạt động khác. Hàng ngày, hàng ngàn công ty từ nhiều quốc gia đóng góp cho ngành công nghiệp không khói này. Ngay cả một sản phẩm duy nhất có thể chứa các thành phần và phần mềm được sản xuất bởi các công ty khác nhau tại nhiều quốc gia khác nhau.

 

Tuy nhiên, đằng sau ánh hào nhoáng của các sản phẩm điện tử và phát triển công nghiệp là những mặt tối mà chúng ta không dễ nhìn thấy. Hơn một phần tư của một tỷ chip được sản xuất hàng năm đòi hỏi việc sử dụng một lượng đáng kinh ngạc của hóa chất độc hại, kim loại và các loại khí. Hóa chất độc hại là nguyên liệu cần thiết cho thiết bị điện tử, và hàng ngàn hóa chất đang được sử dụng trong quá trình sản xuất ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người lao động, cộng đồng và môi trường. Vấn đề này đã được nhiều quốc gia trên thế giới từ Mỹ, đến Scotland, Đài Loan và Hàn Quốc ở Châu Á cảnh báo.

 

Phát triển công nghiệp điện tử đã thu hút nhiều nước đang phát triển vì nó đã được coi là tốt hơn so với ngành dệt may hấp thụ lực lượng lao động lành nghề hơn.Với lợi thế về nguồn nhân lực và các chính sách ưu tiên của chính phủ với ngành công nghiệp này, các nước Châu Á trong đó có Việt Nam đang dần trở thành những nước sản xuất linh kiện điện tử và lắp ráp điện tử của các tập đoàn điển tử lớn trên thế giới như Sony, Samsung, Toshiba,v.v…

 

Việt Nam là một nước đang có sự phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô các nhà máy điện tử. Hiện nay trên cả nước có hơn 500 nhà máy, công ty điện tử và 2/3 trong số đó là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài,3/4 công nhân tại các công ty là nữ. Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách ưu đãi và ưu tiên cho phát triển ngành công nghiệp điện tử như các chính sách về thuế, đất…Việc phát triển ngành lắp ráp điện tử đã có những đóng góp tích cực trong giải quyết việc làm cho lao động nhất là lao động phổ thông khu vực nông thôn và góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo...Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục là địa điểm thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn điện tử lớn trên thế giới. Vậy làm thế nào để Việt Nam phát triển một nền “ Công nghiệp điện tử an toàn, bền vững”?

 

Tọa đàm trao đổi về vấn đề trên diễn ra vào lúc: 13h00 đến 17h00, ngày thứ 3 (7/1/2014) tại khách sạn Bảo Sơn, 50 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. CDI sẽ công bố báo cáo quốc gia “Các rủi ro về an toàn trong các nhà máy lắp ráp điện tử tại Việt Nam và hướng can thiệp”.

TIN MÔI TRƯỜNG
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tọa đàm về an toàn môi trường và sức khoẻ nghề nghiệp trong các nhà máy sản xuất điện tử

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI