Thứ năm, 21/11/2024, 13:49:42 PM (GMT+7)

Tọa đàm trực tuyến về FIT 2 và cơ chế chính sách cho phát triển Điện Mặt Trời ở Việt Nam sau 2020

(17:55:50 PM 21/04/2020)
(Tin Môi Trường) - Quá ngắn, quá thách thức cho doanh nghiệp và người dân chạy đua theo mốc thời hạn mà Quyết định 13 đưa ra trong bối cảnh covid. Đó chính là tâm tư mà các đại biểu tham dự tọa đàm trực tuyến về FIT 2 và cơ chế chính sách cho phát triển Điện Mặt Trời ở Việt Nam sau 2020 do Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) và các thành viên nhóm cộng đồng Năng lượng tái tạo Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 11 tháng 4 năm 2020.

Tọa[-]đàm[-]trực[-]tuyến[-]về[-]FIT[-]2[-]và[-]cơ[-]chế[-]chính[-]sách[-]cho[-]phát[-]triển[-]Điện[-]Mặt[-]Trời[-]ở[-]Việt[-]Nam[-]sau[-]2020

Hệ thống điện mặt trời áp mái lắp đặt tại Hà Nội

 

Quyết định 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam (thay thế Quyết định 11/2017 đã hết hiệu lực từ 30/6/2019) đã được chính phủ ban hành ngày 6/4/2020, có hiệu lực thi hành từ 22/5/2020 và có thời hạn áp dụng đến hết ngày 31/12/2020 đưa ra các biểu giá hỗ trợ mới (FIT2) cho các dự án điện mặt trời mặt đất, mái nhà và nổi trên mặt nước. Trong đó mức giá FIT mới cho hệ thống ĐMT mái nhà giảm xuống còn 8,38cent (tương đương 1.943VND/kWh), mức giá hỗ trợ cho các dự án điện mặt trời mặt đất là 7,09 cent (tương đương 1.644 VNĐ/kwh) và dự án điện mặt trời nổi là 7,69 cent Mỹ (tương đương 1.783 VNĐ/kwh).
 
Tọa đàm trực tuyến đã có sự tham gia của hơn 120 đại biểu là đại diện cho các Quỹ đầu tư, chủ dự án, doanh nghiệp thi công, xây lắp, cung cấp dịch vụ, người tiêu dùng, chuyên gia và giới truyền thông trong và ngoài nước. Buổi toạ đàm diễn ra rất sôi nổi với các thảo luận xoay quanh chủ đề về các điểm thuận lợi và khó khăn để thực hiện cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời (FIT2) theo Quyết định số 13/QĐ-TTg trong bối cảnh dịch Covid 19 đang diễn ra vô cùng phức tạp. Các băn khoăn, thắc mắc về các cơ chế chính sách liên quan cũng được thảo luận và giải đáp từ những người tham dự.
 
Bà Trần Hương Thảo – Trưởng đại diện chi nhánh Công ty Năng lượng Mặt trời Bách Khoa, SolarBK khu vực miền Bắc phát biểu tại tọa đàm: “FIT 2 ra đời giống như một cơn mưa cho mảnh đất điện mặt trời đang khô hạn. Tuy nhiên, chúng ta cần không chỉ dừng lại ở FIT 2 mà là một chính sách phát triển cho ngành điện mặt trời một cách lâu dài, bền vững, có định hướng rõ ràng. Có như vậy, Việt Nam mới đuổi kịp các Quốc gia khác trong quá trình chuyển dạng năng lượng tái tạo thần tốc như hiện nay”.
 
Ông Đào Du Dương, Phó Trưởng đại diện Hiệp hội Năng lượng Sạch Việt Nam tại Tp.HCM cho rằng: “FIT2 nhằm giải cứu cho 36 dự án điện mặt trời quy mô trang trại chưa kịp hưởng FIT1 trong khi thời hạn chỉ còn 7 tháng với bối cảnh Covid đầy biến động, thời hạn này gần như là bất khả thi. Còn với điện mặt trời áp mái, từ nay đến 31/12/2020 thời gian là quá ngắn để kịp tiến độ trong điều kiện thi công, còn điện áp mái là ở trên cao, việc đảm bảo an toàn còn ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ, đến chi phí nhân công. Phía Nam lại sắp vào mùa mưa nên việc ảnh hưởng đến thi công rất lớn”. Ông cũng đưa ra kiến nghị không những chỉ gia hạn thêm thời gian cho điện mặt trời áp mái mà cần có chính sách lâu dài hơn hoặc có thời gian nhất định và rõ ràng hơn cho phát triển điện mặt trời áp mái này 6 tháng trước khi hết hạn FIT2.
 
Ông Nguyễn Đức Toàn –Chủ tịch Công ty Cổ phần Điện Sài Gòn Gia Định (EHCMC) cũng đưa ra 4 đề xuất: Điện mặt trời áp mái không nên gộp vào QĐ 13 này; Gia hạn thời gian giá FIT, có thể gia hạn FIT2 hoặc phải có ngay giá FTT 3 ngay sau 31/12/2020 để thúc đẩy phát triển thị trường áp mái tại Việt Nam; Khi hết FIT2 thì các dự án điện mặt trời quy mô trang trại sau ngày 24/11/2019 cần có cơ chế đầu thấu để các dự án tiếp tục thực hiện được; Chính phủ và nhà nước hoàn thiện, cải tạo, nâng cấp đường xây truyền tải để giải tỏa công suất cho các nhà máy.
 
Ông Nguyễn Tùy Anh – Giám đốc Quỹ Blue Leaf Energy/Macquarie Capital nêu quan điểm QĐ13 “không nên giới hạn công suất lắp đặt điện mặt trời áp mái mà nên giới hạn sản lượng điện phát lên lưới không được quá 1MW để thúc đẩy tự dùng”. Ông cũng đề xuất nên có thông tư riêng cho điện mặt trời áp mái, để có hướng dẫn rõ ràng, tạo cơ chế khuyến khích tối đa thúc đẩy thị trường này.
 
Ông Phạm Nam Phong – Tổng Giám Đốc, Công ty Cổ phần Điện Mặt Trời Vũ Phong cũng đồng quan điểm mong muốn kéo dài thời gian của FIT2 tối thiểu tới cuối năm 2021 để người dân và doanh nghiệp có cơ hội kịp đầu tư điện mặt trời mái nhà. Ngoài ra ông Phong cũng nêu ý kiến nên có FIT3 theo hướng ưu tiên phát triển điện mặt trời mái nhà phân tán, ưu tiên giá cao hơn ở những vùng có bức xạ thấp như miền Bắc, và tại mỗi vùng nên có giá ưu đãi hơn đối với các hệ thống nhỏ (<100kWp) do suất đầu tư hệ thống nhỏ cao hơn, để khuyến khích nhiều người dân và doanh nghiệp nhỏ tham gia đầu tư điện mặt trời.
 
“8 tháng tới hi vọng các dự án đạt đúng tiến độ như FIT2, nhưng chúng tôi kiến nghị Chính phủ cần có các chính sách mang tính bền vững. Giá FIT nên lâu dài, vấn đề đường dây truyền tải cũng cần xem xét” – Ông Lê Viết Vĩnh – nhà đầu tư điện mặt trời Vĩnh Hảo 6.
 
Kết thúc toạ đàm, các đại biểu tham dự đều nhất trí về một số đề xuất kiến nghị chung nhằm thực hiện FiT2 hiệu quả, tránh rơi vào tình trạng như FIT 1 như sau:
 
1. Chính phủ cần xây dựng lộ trình chính sách phát triển ngành điện mặt trời lâu dài, bền vững và có lộ trình rõ ràng, minh bạch để tạo được sự tin tưởng của các nhà đầu tư và sự phát triển lành mạnh của thị trường.
 
2. Chính phủ nên gia hạn thời gian thực hiện FIT2 vì trong bối cảnh dịch bệnh đang ảnh hưởng toàn cầu như hiện nay việc huy động nguồn lực tài chính và cung ứng thiết bị để triển khai các dự án bị ảnh hưởng và gặp nhiều khó khăn.
 
3. Bộ Công Thương cần sớm ban hành các thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện FIT2 để đảm bảo đủ thời gian cho các bên tham gia được hưởng các ưu đãi từ chính sách này.
 
4. Với điện mặt trời áp mái: Các đại biểu kiến nghị Chính phủ kéo dài chính sách hỗ trợ giá theo QĐ 13 cho điện áp mái ít nhất thêm 1 năm nữa sau 31/12/2020, đồng thời, cần xây dựng cơ chế chính sách riêng cho phát triển điện mặt trời áp mái với lộ trình rõ ràng, dài hạn và bền vững và ban hành 6 tháng trước khi kết thúc thời hạn FIT2. Việt Nam có tiềm năng lớn cho khu vực này để thúc đẩy sử dụng hiệu quả năng lượng. Đây cũng là một định hướng ưu tiên trong NQ55 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển ngành năng lượng Việt Nam. Điện mặt trời áp mái mang lại nhiều lợi ích vừa thu hút được nguồn đầu tư sẵn có từ xã hội, tạo được công ăn việc làm cho người lao động, giúp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bổ sung nguồn điện vào giờ cao điểm mà không cần Nhà nước đầu tư thêm cơ sở hạ tầng. Đây là giải pháp có hiệu quả nhanh để giảm nguy cơ thiếu điện đang cận kề trong khi các nguồn điện lớn
P.K
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tọa đàm trực tuyến về FIT 2 và cơ chế chính sách cho phát triển Điện Mặt Trời ở Việt Nam sau 2020

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI