Chủ nhật, 19/01/2025, 06:13:02 AM (GMT+7)

Toạ đàm:Thách thức bảo tồn từ các dự án phát triển

(12:34:58 PM 13/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Tọa đàm “Thách thức bảo tồn từ các dự án phát triển” nhằm trao đổi, thảo luận về những thách thức trong công tác bảo tồn từ một số dự án kinh doanh, phát triển du lịch, trong đó Dự án cáp treo Phong Nha – Kẻ Bàng đang là một trong những dự án thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận

Toạ[-]đàm:Thách[-]thức[-]bảo[-]tồn[-]từ[-]các[-]dự[-]án[-]phát[-]triển

Ảnh minh hoạ: TL


Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Hệ thống tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam không chỉ giới hạn trong các nguồn tài nguyên thiết yếu như đất, nước, rừng, biển mà còn bao gồm nhiều loại tài nguyên khác như khoáng sản, năng lượng, sinh vật, khí hậu cảnh quan, di sản văn hóa kiến trúc. Đặc biệt, xét về nguồn tài nguyên sinh vật, Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về sự đa dạng tài nguyên sinh vật và là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới . Bên cạnh đó, sự khác biệt lớn về khí hậu giữa các vùng cùng sự đa dạng về địa hình, địa mạo đã góp phần tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú cho Việt Nam, trong đó có một số danh lam đã được xếp hạng Di sản thiên nhiên và Khu dự trữ sinh quyển thế giới.


Tuy nhiên, trong những năm qua, tình trạng khai thác quá mức và sử dụng tài nguyên thiếu bền vững của con người khiến nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam ngày càng suy giảm, cạn kiệt; tác động xấu tới môi trường và đa dạng sinh học. Thực trạng này đã được đề cập trong nhiều báo cáo, văn bản pháp luật quan trọng, đặc biệt tại Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của BCH Trung ương tại Hội nghị 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường có đoạn nhấn mạnh: “Tài nguyên thiên nhiên chưa được quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả và bền vững, một số loại tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn tới suy thoái, cạn kiệt; đa dạng sinh học suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội”. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do “nhận thức và tầm nhìn của các cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, còn thiên về lợi ích kinh tế trước mắt, chưa coi trọng phát triển bền vững”. Do đó, “cần quản lý khai thác một cách hợp lý, sớm chấm dứt khai thác rừng tự nhiên; mở rộng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên hiện có và đẩy nhanh việc thành lập những khu bảo tồn thiên nhiên mới; ưu tiên nguồn lực cho bảo vệ cảnh quan, sinh thái, di sản thiên nhiên” .


Trên thực tế, việc ưu tiên các dự án phát triển nhưng thiếu hoặc không chú trọng tới công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường đã gây ra những tác động tiêu cực về môi trường và xã hội, trong đó có sự “góp phần” không nhỏ của một số dự án xây dựng khu công nghiệp, phát triển thủy điện, khai thác khoáng sản… Đặc biệt, trong những năm gần đây, việc đưa vào quy hoạch và thực hiện các dự kinh doanh du lịch, dịch vụ nghỉ dưỡng cũng làm dấy lên nhiều mối quan ngại về những tác động bất lợi đối với môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn tài nguyên rừng và tài nguyên cảnh quan, di sản. Vậy làm sao để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực này?, làm sao để quá trình thực hiện các dự án phát triển tuân thủ theo đúng quy định pháp luật để vừa đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế nhưng vẫn bảo tồn, phát huy được các giá trị di sản, cảnh quan?


Xuất phát từ thực tế này, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức Tọa đàm “Thách thức bảo tồn từ các dự án phát triển” nhằm trao đổi, thảo luận về những thách thức trong công tác bảo tồn từ một số dự án kinh doanh, phát triển du lịch, trong đó Dự án cáp treo Phong Nha – Kẻ Bàng đang là một trong những dự án thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi những tác động tiềm ẩn có thể gây ra đối với hang Sơn Đoòng nói riêng cũng như Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng nói chung.

Khách mời


•    PGS.TS. Tạ Hòa Phương, Chủ nhiệm Bộ môn Địa chất lịch sử, Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội; Chủ tịch Hội Cổ sinh địa tầng Việt Nam; Ủy viên thông tấn Ủy ban Địa tầng Devon Quốc tế.


•    GS.TSKH. Vũ Quang Côn - nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Ủy viên Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Sinh học của Việt Nam, Chủ tịch Hội Côn trùng học Việt Nam;


•    PGS. TS. Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội di sản Văn hóa Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ VH-TTDL;


•    TS. Nguyễn Khắc Kinh, Chủ tịch Hội Đánh giá tác động môi trường Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục thẩm định môi trường, Bộ TN&MT;


•    TS. Nguyễn Quốc Dựng, Phó Trưởng Phòng Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ, Viện Điều tra Quy hoạch rừng;


•    Ông Nguyễn Văn Mỹ, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Lữ hành Việt Nam.

 

Nội dung trao đổi


•    Tác động tiềm ẩn của các dự án phát triển đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên nói riêng cũng như công tác bảo tồn nói chung;


•    Quy trình, thủ tục một dự án phát triển cần tuân thủ khi được cấp phép triển khai thực hiện; 


•    Các cơ chế chia sẻ lợi ích cộng đồng và minh bạch trong công tác quản lý;


•    Thúc đẩy công khai, minh bạch thông tin dự án phục vụ quá trình tham vấn, giám sát, đánh giá các dự án phát triển;


•    Trách nhiệm xã hội của các nhà đầu tư;


•    Xu hướng du lịch bền vững nhìn từ góc độ môi trường.

Thời gian và địa điểm


•    Thời gian: 8h30 – 11h ngày 14/11/2014


•    Địa điểm: Nhà khách Quân đội, 33C Phạm Ngũ Lão, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tinmoitruong.vn
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Toạ đàm:Thách thức bảo tồn từ các dự án phát triển

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI