Thứ bảy, 23/11/2024, 05:28:56 AM (GMT+7)

Tọa đàm "Thực trạng sử dụng phí bảo vệ môi trường từ hoạt động khai thác khoáng sản"

(09:13:58 AM 01/10/2015)
(Tin Môi Trường) - Sáng 30/9, tại Hà Tĩnh, Diễn đàn các Nhà báo Môi trường Việt Nam (VFEJ) phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Tĩnh tổ chức tọa đàm "Thực trạng sử dụng phí bảo vệ môi trường (BVMT) từ hoạt động khai thác khoáng sản".

Tọa[-]đàm[-]"Thực[-]trạng[-]sử[-]dụng[-]phí[-]bảo[-]vệ[-]môi[-]trường[-]từ[-]hoạt[-]động[-]khai[-]thác[-]khoáng[-]sản".

TS Nguyễn Hữu Ninh, chuyên gia về năng lượng và biến đổi khí hậu phát biểu tại tọa đàm


Nghị định số 74/2011/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường (BVMT) được Chính phủ ban hành ngày 28/5/2011 đến nay đã có nhiều bất cập. Hiện nay Bộ Tài chính đang xây dựng và chuẩn bị hoàn thiện để trình Chính phủ thay thế theo đó mức thu phí bảo vệ môi trường sẽ có nhiều thay đổi.


Quá trình xây dựng dự thảo đã gây nhiều tranh cãi về các nội dung liên quan trong đó cách thức các địa phương sử dụng nguồn phí BVMT thế nào, doanh nghiệp có nghĩa vụ ra sao được đề cập ở nhiều góc độ.


Để có cách nhìn đa chiều tạo cơ sở cho việc góp ý cho sửa đổi nghị định cần nắm rõ hiện trạng chi và sử dụng phí BVMT ở các địa phương, sáng 30/9, tại Hà Tĩnh, Diễn đàn các Nhà báo Môi trường Việt Nam (VFEJ) phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Tĩnh tổ chức tọa đàm "Thực trạng sử dụng phí bảo vệ môi trường (BVMT) từ hoạt động khai thác khoáng sản".

 

Tọa[-]đàm[-]"Thực[-]trạng[-]sử[-]dụng[-]phí[-]bảo[-]vệ[-]môi[-]trường[-]từ[-]hoạt[-]động[-]khai[-]thác[-]khoáng[-]sản".

Quang cảnh tọa đàm


Tọa đàm đã thu hút sự tham gia của hơn 35 đại biểu là các phóng viên, nhà nghiên cứu, các đơn vị quản lý nhà nước và các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp tại địa phương. Các ý kiến tham luận, trao đổi đa chiều đã xoay quanh các vấn đề về hiện trạng sử dụng phí BVMT; việc thực hiện nghĩa vụ này của doanh nghiệp đối với địa phương; những khó khăn gặp phải khi sử dụng nguồn phí BVMT; tình hình công khai trong phân bố và sử dụng nguồn kinh phí từ các khoản đóng góp của doanh nghiệp khai thác trên địa bàn…


Từ thực tế thực trạng thu phí BVMT tại Hà Tĩnh cho thấy việc phân chia tỷ lệ nguồn thu được nhận từ nguồn này (cấp tỉnh 40%, huyện 20%, xã 40%) còn bất cập. Nguồn thu được cấp tỉnh phân bổ cho huyện có hoạt động khai thác tuy nhiên khi nguồn ngân sách này được sử dụng như thế nào lại do Hội đồng nhân dân huyện quyết định. Đối với cấp xã nguồn từ việc thu phí cũng tương tự đã dẫn đến khó khăn trong việc xử lý các vấn đề môi trường tại địa phương. Bên cạnh đó kinh phí này từ lúc doanh nghiệp đóng nạp đến xử lý trực tiếp vấn đề môi trường là một quá trình mất nhiều thời gian đã làm mất tính kịp thời gây mối quan hệ bức xúc giữa doanh nghiệp với người dân.. Đối với doanh nghiệp mặc dù đã thực hiện nghĩa vụ của mình với địa phương tuy nhiên chưa hiểu nguồn kinh phí này được sử dụng như thế nào, nhiều doanh nghiệp chỉ thực hiện nghĩa vụ mà không có, hoặc không được biết việc sử dụng phí BVMT do mình đóng góp có minh bạch và đúng dòng ngân sách không.


Bên cạnh những vấn đề tên tọa đàm cũng đề cập đến vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực hiện nghĩa vụ khi khai thác khoảng sản và giám sát nguồn phí bảo vệ môi trường để tăng tính minh bạch, hiệu quả.


Được biết tọa đàm lần này là một hoạt động trong chuỗi thu thập ý kiến tại các tỉnh của VFEJ nhằm có cái nhìn đa chiều từ góc độ báo chí giúp các nhà hoạch định chính sách hoàn thiện dự thảo nghị định mới. Sau tọa đàm đại biểu và các phóng viên tiến hành điền giã, thực địa tại một số điểm khai thác khoáng sản trên địa bàn Hà Tĩnh.

Tin &ảnh: THÁI SƠN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tọa đàm "Thực trạng sử dụng phí bảo vệ môi trường từ hoạt động khai thác khoáng sản"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI