Thứ sáu, 22/11/2024, 01:47:07 AM (GMT+7)

Tọa đàm “Phục hồi rừng tự nhiên: Điều kiện và yêu cầu cải thiện chính sách lâm nghiệp”

(18:12:15 PM 25/07/2018)
(Tin Môi Trường) - Ngày 24/7, tại Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức tọa đàm “Phục hồi rừng tự nhiên: Điều kiện và yêu cầu cải thiện chính sách lâm nghiệp” nhằm thảo luận các vấn đề liên quan điều kiện, yếu tố thúc đẩy phục hồi rừng tự nhiên tại các địa phương, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh sinh thái và giảm thiểu thiệt hại thiên tai, mưa lũ.

Tọa[-]đàm[-]“Phục[-]hồi[-]rừng[-]tự[-]nhiên:[-]Điều[-]kiện[-]và[-]yêu[-]cầu[-]cải[-]thiện[-]chính[-]sách[-]lâm[-]nghiệp”[-]

Quang cảnh toạ đàm

 
Giáo sư Nguyễn Ngọc Lung, Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng cho biết: Rừng có chức năng chính nhằm đóng góp sự phát triển kinh tế của đất nước, nhưng đang bị hạn chế do hiện nay nhiều khu vực đang bị suy thoái do tác động từ việc mở rộng nông nghiệp. Để phục hồi rừng tự nhiên cần có những cố gắng và phòng bị sâu trước sự biến đổi khí hậu nhằm tạo ra môi trường phát triển bền vững cho đất nước. 
 
Theo công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2017, tổng diện tích rừng của Việt Nam là 14,4 triệu ha, trong đó trên 10 triệu ha rừng tự nhiên và 4 triệu ha rừng trồng với độ che phủ toàn quốc 41,45%. Với con số này, tổng diện tích rừng tăng nhẹ so với con số 14,3 triệu ha và độ che phủ 41,19% năm 2016. Tuy nhiên, xét riêng từng loại rừng, rừng tự nhiên đã giảm 5726 ha so với diện tích trên 10 triệu ha năm 2016. Trong khi đó, theo thống kế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2016 có hơn 8 triệu ha rừng gỗ của 10 triệu ha rừng tự nhiên, còn lại là rừng tre nứa thuần, rừng hỗn hợp và rừng cau dừa, còn lại 8,7% là rừng giàu. Ngoài ra, kết quả đánh giá nhiều năm cho thấy, tổng diện tích rừng của Việt Nam tăng thuần từ 2004-2016, rừng phòng hộ lại là đối tượng có những biến động lớn nhất về diện tích trong ba loại rừng, với tốc độ giảm diện tích trung bình 2%/năm. 
 
Tiến sĩ Trần Lâm Đồng, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cho rằng: Mặc dù độ che phủ rừng tăng lên nhưng chất lượng rừng lại giảm, diện tích rừng suy kiệt ngày càng tăng ngay cả khi có rừng trồng mới thì mật độ cây rừng nhìn chung vẫn giảm. Do đó cần đẩy mạnh các chương trình phục hồi rừng, tiêu biểu trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng được thực hiện từ năm 1998-2010 đã phục hồi hơn 2 triệu ha rừng phòng hộ và đặc dụng, hỗ trợ trồng mới gần 3 triệu ha rừng sản xuất. 
 
Ông Trần Lâm Đồng cũng cho biết: Hiện nay, việc phục hồi hệ sinh thái rừng tự nhiên đang còn nhiều thách thức như năng lực quản lý rừng còn thấp, nhiều doanh nghiệp, chủ hộ khó tiếp cận nguồn vốn, nguồn giống và kỹ thuật, khả năng tiếp thu kỹ thuật mới của chủ rừng nhỏ hạn chế. Do đó, cần có các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích để thúc đẩy bảo vệ và phục hồi rừng như nâng cao năng lực, đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho các bên liên quan trong quản lý và phục hồi rừng.
 
Thực tế, chỉ cần nâng cao diện tích rừng bằng các chương trình trồng mới rừng không đủ để phục hồi các chức năng và dịch vụ hệ sinh thái. Trong báo cáo tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đặt nhiệm vụ “đảm bảo 15% diện tích hệ sinh thái rừng bị suy thoái được phục hồi và bảo tồn, đặc biệt là hệ thống rừng đặc dụng; đến năm 2020 tăng thêm khoảng 100.000 ha rừng đặc dụng". 
 
Tại tọa đàm, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề để sớm phục hồi rừng, đưa ra những mục tiêu, cách tiếp cận phục hồi rừng phòng hộ trong các kế hoạch, chương trình quốc gia nhằm phục hồi rừng tự nhiên; Giải pháp để trồng rừng thay thế có thể hỗ trợ và thúc đẩy mục tiêu phục hồi rừng; Cơ chế chính sách đối với các đối tượng tham gia phục hồi rừng; Vai trò của các doanh nghiệp, cộng đồng và hộ gia đình trong nỗ lực phục hồi rừng.
Thanh Hương
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tọa đàm “Phục hồi rừng tự nhiên: Điều kiện và yêu cầu cải thiện chính sách lâm nghiệp”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI