Thông tin môi trường
Thông báo "Hội thảo về quản lý bền vững rừng tự nhiên"
(22:02:05 PM 07/10/2014)Ảnh: TL
Giới thiệu
Rừng cộng đồng đã tồn tại như là một phần của truyền thống địa phương. Nó gắn các lợi ích của người dân với tín ngưỡng tâm linh và tôn giáo của cộng đồng và đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và văn hóa của các nhóm dân tộc thiểu số miền núi. Để thúc đẩy lợi ích của cộng đồng và vai trò của họ trong sự bền vững của rừng, nhà nước Việt Nam đã và đang giao rừng cho cộng đồng quản lý và sử dụng lâu dài từ những năm 1990. Đã có một số mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng thực hiện ở các khu vực khác nhau với sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế và đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Trong bối cảnh ngành lâm nghiệp hiện đang đứng trước những cơ hội đổi mới và hội nhập, GĐGR có tiềm năng lớn trong việc kiến tạo những thay đổi cho ngành thông qua việc đổi mới các công ty lâm nghiệp và tăng cường sự tiếp cận của người dân đối với đất và rừng. Bên cạnh đó, phát huy những ưu điểm của hình thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng cũng có tiềm năng tạo ra những thay đổi quan trọng trong quản trị rừng hiện tại.
Kỳ vọng thay đổi hình thức quản lý lâm nghiệp Nhà nước theo hướng hiệu quả hơn, chuyển đổi từ hình thức quản lý lâm nghiệp Nhà nước với trọng tâm là các công ty lâm nghiệp (CTLN) sang hình thức quản lý lấy hộ gia đình và cộng đồng làm trung tâm. Để thực hiện điều này đòi hỏi cần có những bước đột phá trong cải cách thể chế lâm nghiệp và đất đai, nhằm dịch chuyển đất đai từ các CTLN, đất do xã đang quản lý sang các hộ và cộng đồng. Bên cạnh đó cần phải có những cam kết mạnh mẽ cả ở Trung ương và địa phương và phân bổ nguồn lực cần thiết để đảm bảo những chính sách mới được thực thi hiệu quả và đồng bộ ở các cấp.
Từ năm 2011 đến nay, với sự tài trợ của Viện Rosa Luxemburg Stiftung vùng Đông Nam châu Á, Trung tâm C&E và các đối tác địa phương ở Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đã thực hiện dự án thí điểm “Quản lý bền vững rừng tự nhiên thông qua nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực để sử dụng quyền và địa vị pháp lý của cộng đồng dân tộc thiểu số đối với rừng tự nhiên ở miền Trung Việt Nam”. Thí điểm cho thấy một mô hình quản lý bền vững rừng hiệu quả có thể hỗ trợ cộng đồng địa phương trong việc thực hiện đầy đủ các quyền và duy trì cuộc sống và văn hóa của họ và có thể được nhân rộng đến các khu vực lớn rừng tự nhiên nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao trong các dân tộc thiểu số trong khu vực.
Để hỗ trợ các hộ và cộng đồng sử dụng đất một cách hiệu quả, tạo động lực cho hộ và cộng đồng phát triển và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng đồng thời góp phần hỗ trợ quá trình đổi mới và hội nhập của ngành Lâm nghiệp tốt hơn, Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) phối hợp với Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam (VUSTA) và Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về sử dụng quyền và trách nhiệm của cộng đồng dân tộc thiểu số trong quản lý rừng tự nhiên”, dự kiến trong 1 ngày, 24/10/2014 tại thành phố Hà Nội. Hội thảo do Viện Rosa Luxemburg Đức, văn phòng vùng Đông Nam châu Á tài trợ.
Mục tiêu của hội thảo
- Chia sẻ những kết quả và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn về việc thúc đẩy sử dụng quyền và trách nhiệm của cộng đồng dân tộc thiểu số trong quản lý rừng tự nhiên;
- Đề xuất một số giải pháp để hỗ trợ cộng đồng DTTS trong việc sử dụng quyền và trách nhiệm của mình khi quản lý rừng tự nhiên.
Nội dung hội thảo
- Xây dựng năng lực cho cộng đồng DTTS để sử dụng quyền và trách nhiệm trong quản lý rừng tự nhiên
- Hỗ trợ của các bên liên quan các cấp đối với việc sử dụng quyền và trách nhiệm của cộng đồng DTTS trong quản lý sử dụng rừng tự nhiên
- Vai trò và sự phối hợp giữa các bên trong hỗ trợ việc sử dụng quyền và trách nhiệm của cộng đồng DTTS trong quản lý rừng tự nhiên.
- Thảo luận để tìm ra những giải pháp hỗ trợ việc sử dụng quyền và trách nhiệm của cộng đồng DTTS trong quản lý rừng tự nhiên tại địa phương trong thời gian tới.
Thời gian và địa điểm
Thời gian dự kiến: 1 ngày (24/10/2014) tại Hà Nội
Thành phần tham gia hội thảo: Khoảng 70 khách, gồm:
- Đại diện các cơ quan và người dân tại 2 tỉnh dự án của Trung tâm C&E
- Các cơ quan Chính phủ trong lĩnh vực liên quan
- Các tổ chức phi chính phủ trong nước và một số nhà khoa học trong lĩnh vực liên quan
-Các tổ chức quốc tế: RECOFTC, WWF, UN-REDD, Forest Trend, CARE, OXFAM, SNV, Tổ chức Malteser…
- Một số đại diện cộng đồng nơi có mô hình quản lý rừng tự nhiên hiệu quả tại miền Bắc, Nam và Tây Nguyên
- Các cơ quan truyền thông
Ban tổ chức Hội thảo: gồm đại diện lãnh đạo của các cơ quan sau:
-Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E);
- Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam
- Tổng cục Lâm nghiệp.
Điều kiện tham gia hội thảo
Bước 1: Đăng ký tham dự Hội thảo: các tổ chức và cá nhân mong muốn tham dự hội thảo cần gửi đến cho Ban tổ chức bản đăng ký theo mẫu trong Phụ lục 1, qua Email hoặc bưu điện trước ngày 10/10/2014.
Bước 2: Báo cáo chia sẻ kinh nghiệm: các đại biểu đã đăng ký tham dự hội thảo cần gửi đến Ban tổ chức một bài trình bày ngắn gọn không quá 7 trang theo hướng dẫn trong Phụ lục 2, trước ngày 15/10/2014.
Liên hệ:
Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng Đồng và Môi trường (C&E)
Số 12, Ngõ 89, phố Xã Đàn, phường Phương Liên, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
Điện thoại: 043 573 8536, 0912234782; 091 2371366; 0904312661
Fax: 043 573 8537; Email: office@sef.org.vn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
- Bắt ông Đoàn Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
- Trồng cây kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Công ty cổ phần Thượng Long ở Phú Thọ bị phạt 188 triệu đồng vì nhiều vi phạm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.