Thông tin môi trường
Sử dụng lao động khuyết tật – Doanh nghiệp cần Tâm và Tầm
(10:39:53 AM 20/12/2013)Quang cảnh “Gặp gỡ Cà phê sáng” với chủ đề “Thúc đẩy người khuyết tật hòa nhập - phát triển doanh nghiệp”.
Tại đây, các đại biểu tham dự đã trình bày về thực trạng việc làm của NKT, bàn về những lý do để các doanh nghiệp nên tuyển dụng NKT, những e ngại khiến doanh nghiệp chưa dám nhận NKT và bàn những giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này.
Mở đầu buổi chia sẻ, Tiến sỹ Gyorgy Sziraczki, trưởng đại diện của ILO tại Việt Nam cho biết: “Việc tạo cơ hội cho NKT được làm việc và hoà nhập cũng thể hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở tất cả các nước trên thế giới, không riêng gì Việt Nam. Chúng tôi ước tính Việt Nam đã mất khoảng 3% GDP vì NKT phải đứng ngoài thị trường lao động. Đó là một sự lãng phí tiềm năng rất lớn!”.
Chữ Tâm là nền tảng
Việc sử dụng lao động là NKT thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo của doanh nghiệp trong vấn đề chia sẻ, hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội.
Ông Tom Nguyen, Giám đốc Pháp chế Ngân hàng Standard Chartered cho biết: “Ngân hàng chúng tôi có khá nhiều nhân viên là NKT, họ làm tốt công việc của mình và không có một sự phân biệt nào giữa họ và những nhân viên khác. Chúng tôi cũng chủ động tạo điều kiện hỗ trợ cho các bạn trong việc xây dựng lối đi, chỗ làm việc thuận tiện cho việc di chuyển…”
Cái “Tầm” của doanh nghiệp
Việc sử dụng lao động là NKT thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo của doanh nghiệp trong vấn đề chia sẻ, hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội.
Trong chương trình, rất nhiều lợi ích khi tuyển NKT làm việc được các doanh nghiệp đang có nhân viên là NKT nêu ra. Bất cứ doanh nghiệp nào, khi sử dụng nhân sự bao gồm NKT thì hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp đó đều được nâng cao hơn trong lòng khách hàng, đối tác và kể cả các đối thủ cạnh tranh, bởi nó thể hiện sự gánh vác trách nhiệm xã hội. Hơn nữa, NKT có khiếm khuyết về cơ thể, nhưng trí tuệ, khả năng vẫn giống như tất cả mọi người, hoặc có thể còn làm việc hiệu quả hơn do sự nỗ lực, chăm chỉ, tập trung công việc. Có đồng nghiệp là NKT, những nhân viên khác cũng sẽ nhận ra được nhiều bài học về nghị lực sống, và an tâm vì nhìn thấy chính sách nhân văn của doanh nghiệp mình.
Đặc biệt, người lao động khuyết tật thường có xu hướng gắn bó lâu dài, trung thành với doanh nghiệp. Bạn Lê Minh Duy, Nhân viên Developer Văn phòng đại diện Cogini Hongkong Limited, là một người khuyết tật vận động nặng, di chuyển bằng xe lăn đã chia sẻ câu chuyện của chính mình: “Hiện tại, có một số công ty khác mời tôi về với một mức lương cao hơn lương hiện tại của tôi rất nhiều, nhưng tôi không nhận lời. Tôi muốn cống hiến sức lao động của mình cho nơi đã nhìn vào năng lực của tôi, giúp tôi có được công việc ổn định và phù hợp khi mới ra trường”.
Dự kiến năm 2014, Việt Nam sẽ ký cam kết thực hiện Công ước Quyền NKT. Việc thực thi tạo cơ hội bình đẳng việc làm cho NKT sẽ là trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp chứ ko còn là vấn đề nhân đạo nữa. Và doanh nghiệp có những tiêu chí tuyển dụng phù hợp, để không loại trừ NKT có năng lực ra khỏi vòng lựa chọn của mình.
Thạc sĩ Võ Thị Hoàng Yến, Giám đốc DRD cho biết, theo một khảo sát của tổ chức này, chỉ có khoảng 78 trên tổng số 1.800 công trình tại TPHCM có đặc điểm tiếp cận cho NKT. Con số này cũng là biểu hiện cho những rào cản mà NKT đang phải đối mặt trong quá trình hòa nhập và nắm bắt cơ hội bình đẳng, trong đó có vấn đề việc làm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
- Bắt ông Đoàn Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
- Trồng cây kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Công ty cổ phần Thượng Long ở Phú Thọ bị phạt 188 triệu đồng vì nhiều vi phạm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.