Thứ bảy, 18/01/2025, 19:09:03 PM (GMT+7)

Quy hoạch biển và cải thiện điều kiện môi trường vùng bờ Đồng bằng sông Cửu Long

(19:26:32 PM 22/11/2018)
(Tin Môi Trường) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), Chương trình Nhân cư Liên hợp quốc (UN-Habitar) tổ chức Hội thảo “Triển khai xây dựng quy hoạch biển và giới thiệu dự án về cải thiện điều kiện môi trường định cư con người và hệ sinh thái vùng bờ tại Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam”.

 Hội thảo có sự tham dự của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách đến từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và đại diện lãnh đạo các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. 

 
Quy[-]hoạch[-]biển[-]và[-]cải[-]thiện[-]điều[-]kiện[-]môi[-]trường[-]vùng[-]bờ[-]Đồng[-]bằng[-]sông[-]Cửu[-]Long
Ảnh: IE
 
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên cho biết: Thế kỷ XXI – “Thế kỷ của đại dương”, biển và hải đảo đang trở nên quan trọng hơn đối với mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng dân số, nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo trên đất liền dần cạn kiệt. Các nước có biển đã và đang ngày càng vươn xa ra biển, khai thác các nguồn tài nguyên từ biển, làm giàu từ biển, kiểm soát biển.
 
Việt Nam là quốc gia ven bờ Biển Đông với diện tích biển rộng gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền, chiếm khoảng 29% diện tích Biển Đông, bao gồm các vùng biển nằm trong phạm vi 200 hải lý, thềm lục địa và hai cụm đảo ngoài khơi là Hoàng Sa và Trường Sa. Đường bờ biển nước ta kéo dài trên 3.200 km (không kể bờ các đảo) với khoảng 2.700 đảo ven bờ phân bố thành các tuyến và là những “điểm tựa” chính yếu đối với phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh biển.
 
Biển, đảo đã gắn bó từ bao đời nay với mỗi người dân ven biển và trên các hải đảo Việt Nam, cả trong đời sống văn hóa, hoạt động sản xuất và trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Biển, đảo có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển chung của đất nước cả về kinh tế, địa chính trị và các vấn đề quốc phòng – an ninh.
 
Hiện nay, phát triển kinh tế biển chưa thực sự gắn kết hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Các lợi thế, tiềm năng là cửa ngõ vươn ra thế giới từ biển chưa được phát huy đầy đủ. Việc thực hiện chủ trương phát triển một số ngành kinh tế biển mũi nhọn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Đặc biệt, sự liên kết giữa các vùng biển, ven biển với vùng nội địa, địa phương có biển với địa phương không có biển và giữa các ngành, lĩnh vực còn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả.
 
Ô nhiễm môi trường biển ở nhiều nơi còn diễn ra nghiêm trọng, ô nhiễm rác thải nhựa đã trở thành vấn đề cấp bách, các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển bị suy giảm; một số tài nguyên biển bị khai thác quá mức; công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, biển xâm thực còn nhiều bất cập, hạn chế.
 
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII đã họp, thảo luận và ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, Giải pháp “hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển bền vững kinh tế biển” là một trong 7 giải pháp chủ yếu để thực hiện Nghị quyết. Cụ thể là: “rà soát, bổ sung và xây dựng mới đồng bộ các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến biển, đảo theo hướng quản lý tổng hợp, phù hợp với hệ sinh thái biển, bảo đảm sự gắn kết hài hòa, đồng bộ giữa bảo tồn và phát triển các vùng đất liền, vùng ven bờ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Khẩn trương xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ”.
 
Thực hiện Luật Quy hoạch, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tích cực triển khai xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ của cả nước.
 
Các đại biểu tại Hội thảo đã tập trung thảo luận về các vấn đề: Nội dung, cách tiếp cận xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ của cả nước; dự án cải thiện điều kiện môi trường định cư con người và hệ sinh thái vùng bờ cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hoàng Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quy hoạch biển và cải thiện điều kiện môi trường vùng bờ Đồng bằng sông Cửu Long

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI