Thứ bảy, 23/11/2024, 00:51:58 AM (GMT+7)

Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước đảm bảo mục tiêu tăng trưởng xanh

(22:15:43 PM 22/12/2015)
(Tin Môi Trường) - Đó là nhiệm vụ và mục tiêu đề ra tại Hội nghị tổng kết năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016 và những năm tiếp theo của Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tổ chức ngày 22/12, tại Hà Nội.

Quản[-]lý[-]và[-]sử[-]dụng[-]hiệu[-]quả[-]tài[-]nguyên[-]nước[-]-Ảnh:[-]TL

Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước -Ảnh: TL


Theo Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Hoàng Văn Bảy: Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng, việc khai thác sử dụng nguồn nước ở trong nước cũng như của các quốc gia thượng nguồn ngày càng gia tăng, vì vậy trong năm 2016, Cục Quản lý tài nguyên nước sẽ tập trung xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo Luật Tài nguyên nước số 17/2102/QH13; chính sách về nguồn thu ngân sách, chia sẻ lơi ích với các bên liên quan dựa trên nguyên tắc người hưởng lợi từ tài nguyên nước phải trả tiền, người gây ô nhiễm phải khắc phục, bồi thường; áp dụng các công cụ kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả và tính bền vững trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước.


Đặc biệt là các chính sách thuế, phí, lệ phí; đồng thời khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và giải quyết tranh chấp, xung đột lợi ích trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước…; thành lập Ủy ban lưu vực sông để tăng cường công tác điều phối; giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra trên một số lưu vực sông lớn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, các biện pháp giám sát hoạt động khai thác sử dụng nước, xả nước thải, bảo vệ số lượng nước, chất lượng nước, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động phòng, chống ô nhiễm suy thoái, cạn kiệt các nguồn nước ngay từ khi triển khai đầu tư các dự án phát triển; đẩy mạnh cấp phép tài nguyên nước, kiểm tra thanh tra theo chuyên đề và chuyên sâu trên địa bàn từng tỉnh, xử lý triệt để các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; cải tiến và ứng dung các công nghệ tiên tiến, các công cụ mô hình tính toán trong cảnh báo, dự báo tài nguyên nước, phục vụ quản lý sử dụng bền vững, có hiệu quả tài nguyên nước đảm bảo mục tiêu tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 – 2020.


Năm 2015, Cục đã triển khai thực hiện đúng tiến độ 2 Nghị định: Nghị định số 43/2015/NĐ-CP về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; Nghị định số 54/2015/NĐ-CP quy định về ưu đãi đối với các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả ; 3 thông tư bao gồm Thông tư số 42/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 quy định kỹ thuật quy hoạch tài nguyên nước; Thông tư số 08/2015/TT-BTNMT, ngày 26/2/2015 quy định kỹ thuật bơm hút nước thí nghiệm trong điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất; Thông tư số 59/2015/TT-BTNMT, ngày 14/12/2015 quy định kỹ thuật khoan điều tra, đánh giá và thăm dò nước dưới đất . Cục cũng đã dự thảo thông tư Quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt và đã gửi lấy ý kiến góp ý của các Bộ, ngành địa phương.


Ngoài ra, Cục đang hoàn tất các thủ tục để triển khai dự án hợp tác song phương: Dự án “Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống quan trắc giám sát và dự báo thời gian thực phục vụ quản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba” hợp tác với Cộng hòa Ý; Dự án “Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống quan trắc, giám sát nước dưới đất quốc gia” hợp tác với Cơ quan phát triển Pháp (AFD) thuộc Chính phủ Pháp; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Tiểu hợp phần “Thiết lập hệ thống quan trắc, giám sát vận hành hồ chứa và hệ thống thông tin trên LVS Vu Gia -Thu Bồn và sông Cả”; xây dựng nội dung Dự án “Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long”.


Cục Quản lý tài nguyên nước đã tiến hành cấp 143 giấy phép trong lĩnh vực tài nguyên nước , trong đó có 61 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước ; 12 giấy phép khai thác nước dưới đất ; 7 giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất ; 7 giấy phép thăm dò nước dưới đất; 51 giấy phép khai thác , sử dụng nước mặt và 5 giấy phép khai thác sử dụng nước biển . Nhìn chung các hồ sơ cấp phép đều được tiếp nhận, xử lý đúng trình tự, thủ tục và đảm bảo thời hạn theo quy định.

Lý Thanh Hương
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước đảm bảo mục tiêu tăng trưởng xanh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI