Thứ bảy, 18/01/2025, 09:09:01 AM (GMT+7)

Phát động Dự án marketing xã hội giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ hổ tại Việt Nam

(21:54:53 PM 11/12/2020)
(Tin Môi Trường) - Ngày 10 /12/ 2020, Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam tổ chức Lễ phát động Dự án marketing xã hội, kéo dài trong vòng ba năm, với mục đích chính là nhằm giảm thiểu nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ hổ. Dự án áp dụng phương pháp truyền thông thay đổi hành vi để giảm nhu cầu sử dụng các chế phẩm từ hổ phục vụ mục đích chữa bệnh tại Việt Nam – nơi được xem là một thị trường buôn bán trái phép hổ và các sản phẩm từ hổ.

Tổ[-]chức[-]TRAFFIC[-]phát[-]động[-]Dự[-]án[-]marketing[-]xã[-]hội[-]giảm[-]nhu[-]cầu[-]sử[-]dụng[-]các[-]sản[-]phẩm[-]từ[-]hổ[-]tại[-]Việt[-]Nam

Lễ phát động Dự án marketing xã hội, kéo dài trong vòng ba năm

 

Lễ Phát động Dự án nhận được sự tham gia của 60 lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, các thầy thuốc y học cổ truyền (YHCT) và lãnh đạo đại diện các đối tác chiến lược của Dự án. Tham gia sự kiện, đại biểu hiểu rõ hơn về quá trình và phương pháp thay đổi quan niệm xã hội sử dụng động vật hoang dã (ĐVHD) mà Dự án hướng tới. Trái tim của Dự án là một chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi với các hoạt động can thiệp sử dụng các kênh truyền thông đa phương tiện. Bên cạnh đó, Dự án ghi nhận sự tham gia và ủng hộ của chính quyền và các cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam bao gồm Quốc hội, Bộ Y tế và Ban Tuyên Giáo Trung Ương với vai trò là chất xúc tác hỗ trợ và thúc đẩy việc hoàn thiện chủ trương, quy định và chính sách về bảo vệ ĐVHD. Khu vực YHCT là đối tác chính khác của Dự án với trọng trách thúc đẩy cộng đồng YHCT chấm dứt việc kê đơn trái phép các loài ĐVHD được bảo vệ cũng như khuyến khích việc sử dụng những dược liệu thay thế hợp pháp khác. 
 
Tiến sỹ Trần Xuân Nguyên, Trưởng Ban Chuyên môn, Trung Ương Hội Đông Y Việt Nam cho biết: “Chúng tôi ủng hộ Dự án này như một nỗ lực tích cực nhằm bảo vệ danh tiếng, uy tín và sự phát triển bền vững của nền YHCT vì sự phát triển của Việt Nam.”
 
Các hành vi buôn bán và tiêu thụ các sản phẩm từ hổ là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy thoái loài và trái với quy định của pháp luật nhưng tại Việt Nam các sản phẩm từ hổ vẫn được sử dụng. Kết quả từ cuộc khảo sát người tiêu dùng do Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam thực hiện năm 2017 cho thấy 6% số người tham gia khảo sát đã sử dụng các sản phẩm từ hổ và 64% trong số họ khẳng định họ sẽ khuyến khích người khác sử dụng các sản phẩm này. Cao hổ cốt được xem là chế phẩm được tiêu dùng nhiều nhất và cũng là sản phẩm mục tiêu mà Dự án hướng đến giảm nhu cầu sử dụng.  
 
Bà Sarah Ferguson, Giám đốc Văn phòng Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam cho biết: “Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra những chuyển biến tích cực đối với tương lai của loài hổ. Dự án này không chỉ giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ hổ mà còn hình thành và khuyến khích sự quyết tâm và tinh thần lãnh đạo tiên phong giải quyết vấn nạn toàn cầu này”. 
 
Dự án do Chính phủ Anh tài trợ thông qua Quỹ Chống Buôn bán Trái phép Động vật Hoang dã - Illegal Wildlife Trade Challenge Fund.
 
Tổ[-]chức[-]TRAFFIC[-]phát[-]động[-]Dự[-]án[-]marketing[-]xã[-]hội[-]giảm[-]nhu[-]cầu[-]sử[-]dụng[-]các[-]sản[-]phẩm[-]từ[-]hổ[-]tại[-]Việt[-]Nam
Ông Gareth Ward, Đại sứ Vương Quốc Anh tại Việt Nam
 
Tổ chức TRAFFIC phát động Dự án marketing xã hội giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ hổ tại Việt Nam
 
Buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) bất hợp pháp là một thảm họa quốc tế, thông qua các hoạt động buôn bán trái phép và mạng lưới tội phạm nghiêm trọng. Những việc này không chỉ hủy diệt các loài hoang dã làm còn có mối quan hệt chặt chẽ với nạn tham nhũng và các hoạt động bảo tồn bất hợp pháp, làm suy yếu sự phát triển bền vững, gây nhiều khó khăn cho các cộng đồng địa phương . Năm 2016, Việt Nam đã đăng cai Hội nghị toàn cầu về buôn bán trái phép ĐVHD và cam kết tích cực hơn trong việc ngăn chặn hoạt động này. Chính phủ Anh cam kết chống lại vấn nạn buôn bán trái phép ĐVHD trên toàn cầu. Vài năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều bước tiến tích cực trong hoạt động chống lại tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD. Tháng 7/2020, Chính Phủ Việt Nam đã ban hành chỉ thị cấm buôn bán ĐVHD được bảo vệ. Để thực hiện chỉ thị này cần sự phối hợp hơn nữa giữa các Bộ để phối hợp giữa thực thi pháp luật và truyền thông. 
 
Tôi kêu gọi bạn bè Việt Nam ngừng sử dụng cao xương hổ, sừng tê giác và ngà voi và các loài ĐVHD. Tôi luôn sẵn sàng tham gia và các hoạt động nâng cao nhận thức và giải thích cho người Việt Nam vì sao không sử dụng sản phẩm từ ĐVHD.
 
PGS.TS. Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung Ương thuộc Ban Tuyên Giáo Trung Ương
 
Tổ chức TRAFFIC phát động Dự án marketing xã hội giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ hổ tại Việt Nam
 
Đảng nhà nước Việt Nam có nhiều chủ trương chính sách bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ các loài ĐVHD trong đó có loài hổ. Chúng tôi tích cực tuyên truyền trong Đảng, trong cán bộ đảng viên và nhân dân chủ trương chính sách này của Đảng, Nhà nước. Tác dụng truyền thông cũng chưa có tác dụng nhiều lắm vì tâm lý của người Việt Nam từ trước đến nay vẫn coi những sản phẩm từ động vật hoang dã như sừng tê giác, cao hổ cốt có tác dụng rất tốt thành thử việc sử dụng ĐVHD vẫn lan truyền nhiều trong nhân dân. Thời gian tới, để truyền thông nâng cao nhận thức và giảm hành vi tiêu dùng các sản phẩm từ hổ thì chúng ta phải làm một cách quyết liệt hơn và mạnh mẽ hơn ở việc chúng ta phải khẳng định rằng cao hổ cốt không phải là sản phẩm thật và chủ yếu là giả. Tiếp theo là việc dùng sản phẩm này dù có thật đi chăng nữa thì cũng không có tác dụng nhiều, không như mong muốn và không xứng với số tiền mà chúng ta bỏ ra. 
 
Bác sỹ Nguyễn Văn Thế, Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an
 
Tổ chức TRAFFIC phát động Dự án marketing xã hội giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ hổ tại Việt Nam
 
Các bài thuốc có sử dụng sản phẩm từ động vật, sản phẩm động vật như mật gấu, tê giác, cao hổ… không có tác dụng như lâu nay người ta vẫn đồn đoán. Nhiều bệnh nhân vẫn mơ hồ về công dụng thực sự của những sản phẩm này. Tôi từng có thời gian 25 năm công tác, mỗi ngày tiếp nhận điều trị cho khoảng 200 bệnh nhân, tôi gặp nhiều người đã từng sử dụng các sản phẩm này nhằm tăng cường sức khỏe nhưng kết quả không như ý. Bởi các bệnh đau nhức xương khớp mạn tính đều có một quá trình hình thành trong thời gian dài trước đó.
 
Tôi đã có người bạn sử dụng tới nửa kg cao hổ cốt mà vẫn đau lưng. Nhiều người từng dùng cao hổ nhưng họ vẫn đau lưng. Cao hổ cốt bản chất chủ yếu là canxi mà canxi để vào xương phụ thuộc vào 3 vấn đề. Để hấp thụ được canxi, bác sĩ phải kê đến 3 loại thuốc. Nếu chỉ dùng cao hổ cốt mà xương hấp thụ được canxi thì hơi khó khăn, do đó, hiệu quả rất thấp so với số tiền bỏ ra. Hơn nữa  ngày nay cao hổ bị làm giả rất nhiều. Để dễ tiêu thụ với giá cao, người ta có thể cho thêm thuốc kháng viêm của tân dược, có chứa Corticosteroid, với tác dụng kháng viêm và giảm đau nhanh chóng, vào cao hổ.
 
Việc vô ý sử dụng các thuốc kháng viêm Corticosteroid kéo dài có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày, loãng xương, suy thượng thận, nghiêm trọng hơn là bị hội chứng Cushing do dùng Corticosteroid quá liều: mặt tròn như mặt trăng, rạn da, rậm lông, loãng xương, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn sinh dục, trầm cảm…
 
Trong khi đó, trong đông y cũng có rất nhiều vị thuốc chuyên dùng để chữa các bệnh đau nhức xương khớp rất hiệu quả như đỗ trọng, tục đoạn, cốt toái bổ, thiên niên kiện, cẩu tích… Các vị thuốc này giá cả bình dân và có thể dùng thay thế cao hổ cốt.
 
Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa, Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
 
Tổ chức TRAFFIC phát động Dự án marketing xã hội giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ hổ tại Việt Nam
 
Các chương trình truyền thông thay đổi hành vi giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ hổ tại Việt Nam sẽ không đạt được mục tiêu mà dự án đặt ra nếu như không có sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp. Và cộng đồng doanh nghiệp cũng không thể phát triển bền vững nếu như không có chiến lược chú trọng đến các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội như là bảo vệ ĐVHD. Do đó, trong thời gian tới, tôi nghĩ đối với mỗi nhóm đối tượng sẽ cần có phương pháp phù hợp. Ví dụ đối với cộng đồng doanh nhân nói chung, chúng ta có thể tác động đến truyền thông để thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi với những thông điệp liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội, tham gia vào bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên hoang dã và tập trung nhất là không sử dụng các sản phẩm từ hổ. Còn đối với một số ngành, nghề liên quan, ví dụ liên quan đến các sản phẩm y dược, hay đồi trang sức thủ công mỹ nghệ, vận tải, du lịch… cũng liên quan đến loài hổ. Theo tôi ngoài cách tiếp cận chung, ta nên có cách tiếp cận chuyên biệt, có thể cung cấp cách hướng dẫn để cho các doanh nghiệp tham gia vào chương trình có thể có một bộ tài liệu hướng dẫn cụ thể để khi họ muốn tham gia, họ biết cách áp dụng và làm được luôn..
PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phát động Dự án marketing xã hội giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ hổ tại Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI