Thông tin môi trường
Nữ sinh viên bán "Trà chanh Ma rốc", lãi khủng
(11:02:33 AM 22/06/2012)
Trà Ma- rốc yêu đời
Hà Thanh Thủy (23 tuổi, quê Yên Bái) - “bà chủ” quán trà đá nhỏ xíu này là một cô gái trẻ trung, vui chuyện. Quán của Thủy nằm ngay ngã ba Kim Mã, Đê La Thành, trước cổng đền Voi Phục.
Ngoài trà Ma - rốc là thức uống “đinh”, quán còn phục vụ trà chanh, trà đá và vài thức lặt vặt khác. Tất cả “khuôn” trên một cái bàn con con, vài cái ghế nhựa.
Thủy nói, cô chưa từng nghĩ mình sẽ “rẽ” sang kinh doanh… vỉa hè như hiện tại.
Tốt nghiệp HV Báo chí & Tuyên truyền với tấm bằng loại khá, thời sinh viên, Thủy mải miết đi làm thêm, học thêm các chứng chỉ bổ sung cho chuyên ngành và làm tình nguyện. Cô luôn tâm niệm ra trường sẽ làm đúng ngành học.
Nhờ nỗ lực, Thủy tìm được công việc mơ ước - làm nhân viên tại một công ty truyền thông có tiếng ở Hà Nội. Nhưng cuộc sống chẳng êm xuôi, bởi: “Việc tốt nhưng mức lương khá eo hẹp vì dù gì mình cũng là nhân viên mới. Trong khi đó mình vẫn muốn phụ giúp thêm bố mẹ chăm sóc em gái đang học ĐH, và còn nhiều kế hoạch phải làm như học ngoại ngữ, du lịch... Làm gì cũng đều cần tiền cả”.
Loay hoay mãi không ra phương cách nào làm thêm, Thủy bất ngờ nảy ra ý định đi bán trà đá.
“Nói ra bạn mình đứa nào cũng cười phá lên, tưởng mình đùa. Mọi người vẫn định kiến đây là nghề lao động tay chân. Sinh viên đi bán trà đá còn tạm chấp nhận, chứ nhân viên văn phòng, hơn nữa lại là con gái, trẻ trẻ, mới ra trường tự nhiên xách bàn xách ghế đi bàn trà đá thì… buồn cười” - Thủy kể.
Thấy mọi người cười, Thủy lại như được “tiêm” thêm cảm hứng.
“Mình nghĩ không có định kiến, hay giới hạn cho bất cứ nghề nào, kể cả bán trà đá. Còn bản thân mình, muốn làm tốt thì phải tạo sự đặc biệt cho nó, và nỗ lực, thế thôi” - Thủy chia sẻ.
Tình cờ đọc được bài viết về trà bạc hà Ma- rốc trên một diễn đàn Du lịch, cái tên là lạ, ngồ ngộ, lại chưa từng nghe thấy ở Hà Nội, cô quyết định thử luôn.
Thuỷ với "trà Ma rốc yêu đời". Ảnh: Thu Hiền
Nụ cười và nước mắt
Quán khai trương, bạn bè Thủy vẫn sốc. Hôm ấy trời mưa tầm tã nhưng mọi người đến ủng hộ rất đông. Cả nhóm mặc áo mưa, che ô ngồi uống trà Ma - rốc, cười nói như pháo rang. Cô chủ quán cảm kích, cười phớ lớ tự an ủi: “Gặp mưa là gặp may, cứ thế này buôn bán trôi chảy phải biết”.
Từ ngày mở quán, Thủy lúc nào cũng tất bật. Sau giờ làm việc, cô lại tất tả bàn ghế, cốc chén ra vỉa hè “phơi gió phơi sương” đến 11h - 11 rưỡi đêm. Có những hôm mưa gió thất thường, hàng ế chỏng chơ, lại mướt mồ hôi “chạy mưa” khiến Thủy buồn phát khóc.
Thế nhưng đến giờ này, cô gái trẻ khẳng định: “Càng làm càng hăng. Sau nỗi buồn và nước mắt là niềm hạnh phúc. Đi làm ban ngày mệt mỏi, stress, đêm đến đi bán trà lại được giải tỏa, được vui cười. Bạn bè cũ thân thiết hơn, lại có thêm nhiều bạn mới!”
"Đêm đến đi bán trà lại được giải tỏa, được vui cười". Ảnh: Thu Hiền
Chưa hài lòng với tấm biển, Thủy còn tìm nhiều cách quảng cáo cho quán của mình như giới thiệu, lôi kéo khách hàng trên facebook, “đầu tư” bàn cá ngựa cho khách hàng giải trí trong lúc uống trà, “chém gió”.Về con đường “khởi nghiệp trà đá” của mình, Thủy bảo cũng lắm sự hài hước. Cô mở quán với 5 triệu đồng, do hai người bạn nữa cùng “hùn vốn”. Số tiền ấy Thủy dành mua cốc chén, bàn ghế, mua nguyên liệu dụng cụ pha chết hết gần 2 triệu. Còn lại cô đầu tư hết vào… chiếc biển hiệu phát điện bằng bình ắc quy – món tài sản giá trị nhất quán.
“Hơn một tháng rưỡi mở hàng, thu nhập của quán bây giờ trung bình cũng 300 - 500 nghìn/đêm. Hôm “cao điểm”, đông khách có thể lên tới 700 nghìn. “Ăn đứt” lương bình quân của công chức, văn phòng rồi nhỉ” – Thủy cười, mà nghe giọng có chút ngậm ngùi.
Thu nhập của quán bây giờ trung bình cũng 300 - 500 nghìn/đêm. “Cao điểm”, đông khách có thể lên tới 700 nghìn. Ảnh: Thu Hiền
“Thu nhập từ bán trà đá giúp đỡ mình rất nhiều trong cuộc sống.. Nhưng mình còn phải học nhiều, phấn đấu nhiều trong sự nghiệp chứ không thể sống “bám vỉa hè” mãi được”…Thành thật, cô gái trẻ vẫn nói rằng, cô vẫn luôn đam mê làm truyền thông, báo chí. Bán trà đá, vui, lạ, thu nhập tốt hơn đi làm chính thật, nhưng cô vẫn trăn trở, phải làm gì để bám trụ với nghề.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
- Bắt ông Đoàn Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
- Trồng cây kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Công ty cổ phần Thượng Long ở Phú Thọ bị phạt 188 triệu đồng vì nhiều vi phạm
- Hỗi thảo "Nghề bảo vệ môi trường - Có nên theo và gắn bó"
- Vụ tai nạn 7 người tử vong: Hồ sơ Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.