Chủ nhật, 19/01/2025, 00:17:16 AM (GMT+7)

Ngành tài chính đóng vai trò cốt yếu trong việc giúp Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu

(12:27:34 PM 31/03/2018)
(Tin Môi Trường) - Ngành tài chính Việt Nam cần thể hiện rõ vai trò của mình hơn nữa trong việc giúp dịch chuyển nền kinh tế trong nước sang mô hình phát thải các-bon thấp thông qua đầu tư vào các dự án phát triển xanh, có tính đến các yếu tố rủi ro môi trường và xã hội.

Đây là thông điệp chính trong hội thảo “Tài chính Bền vững về Khí hậu và Năng lượng”, do WWF-Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI) tổ chức ngày 29/3/2018.

 

Ngành[-]tài[-]chính[-]đóng[-]vai[-]trò[-]cốt[-]yếu[-]trong[-]việc[-]giúp[-]Việt[-]Nam[-]thực[-]hiện[-]Thỏa[-]thuận[-]Paris[-]về[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu
Ảnh minh hoạ: iE
 
Biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay không còn là một khái niệm mới đối với các chính phủ và người dân trên toàn cầu. Các tác động của BĐKH này lên tới kinh tế, văn hoá và đời sống hàng ngày đã rõ ràng. Theo một nghiên cứu của Liên Hợp quốc, biến đổi khí hậu gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới khoảng 300 tỷ đô la Mỹ mỗi năm, trong đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hiện tượng thời tiết cực đoan, giá lạnh và băng tuyết các vùng phía Bắc, hạn hán, xâm nhập mặn khu vực Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đã ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của hàng triệu người dân một cách nghiêm trọng.
 
Đối mặt với thách thức toàn cầu này, 180 quốc gia trên thế giới đã ký Thoả thuận Paris về Biến đổi khí hậu vào năm 2015, trong đó từng nước đưa ra cam kết cụ thể cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính – nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Việt Nam, khi ký kết thoả thuận, đặt mục tiêu cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030, và là 25% nếu có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. 
 
Vậy vị trí và vai trò của ngành tài chính nằm ở đâu trong việc thực hiện Thoả thuận Paris về Biến đổi khí hậu và Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, trong đó có chỉ rõ cắt giảm các-bon là một mục tiêu toàn cầu?
 
Bà Naomin Tan, Quản lý chương trình Tài chính Bền vững của WWF-Singapore cho biết: “Biến đổi khí hậu không chỉ tác động lên tới các cộng đồng và xã hội, mà còn là một rủi ro cho các tổ chức tài chính. Do đó, các tổ chức tài chính cần phải tính đến các tác động, cũng như những rủi ro và cơ hội từ biến đổi khí hậu trong quá trình đánh giá và quyết định hạng mục đầu tư. Ngành tài chính đóng một vai trò quan trọng trọng việc chuyển đổi nền kinh tế sang mô hình phát triển các-bon thấp thông qua từ chối đầu tư vào các hoạt động không bền vững. Đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, các tổ chức tài chính, các ngân hàng chính là chìa khoá để thúc đẩy quá trình chuyển đổi này bằng cách áp dụng chặt chẽ hơn các chính sách đánh giá tác động môi trường và xã hội trong đầu tư, đồng thời phân bổ nguồn vốn cho các hoạt động bền vững.”
 
Tài chính bền vững là một xu thế toàn cầu mà các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn trên thế giới đang thực hiện. Các tổ chức tài chính cũng bắt đầu nhận thức được vai trò quan trọng của họ trong việc điều phối nguồn vốn cho các dự án đầu tư thân thiện với môi trường và bền vững. Năm ngoái, Uỷ ban Tài chính Bền vững đã thành lập Tổ công tác Đặc biệt về công bố thông tin tài chính liên quan tới khí hậu (TCFD) - một sáng kiến nhằm xây dựng các khuyến nghị cho các tổ chức tài chính về những rủi ro khí hậu có thể gây ra. Hiện nay, nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đã áp dụng các khuyến nghị của TCFD trong đó 16 ngân hàng, với tổng số vốn hơn 7 nghìn tỷ đô là Mỹ, hiện đang làm việc với UNEPFI - Chương trình Sáng kiến Tài chính Môi trường Liên Hợp Quốc- để xây dựng được phương pháp áp dụng TCFD. 
 
Việt Nam đã có nền tảng cơ sở tốt về chính sách và chiến lược để thực hiện Thoả thuận Paris về Biến đổi khí hậu như Quyết định 1393 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược tăng trưởng xanh ban hành năm 2012 trong đó tăng trưởng phát thải các-bon thấp là một trong ba mục tiêu chính. Trong khi đó, ngành tài chính cũng có những bước tiến về mặt chính sách để theo kịp tình hình quốc tế. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phối hợp với IFC xây dựng sổ tay đánh giá rủi ro về môi trường và xã hội cho 10 ngành kinh tế trong hoạt động cấp tín dụng. 
 
“Mặc dù Việt Nam đã có những chính sách và quy định nhằm thúc đẩy tài chính bền vững, việc thực thi các chính sách này hiện nay vẫn chưa thực sự tốt. Trong thời gian tới, WWF sẽ hợp tác với các ngân hàng, hiệp hội và các đối tác trong việc thúc đẩy thực hiện tài chính bền vững tại Việt Nam thông qua các hoạt động tăng cường năng lực, xây dựng các công cụ và hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động ngân hàng.” Bà Naomin Tan phát biểu. 
 
Hội thảo “Tài chính bền vững về khí hậu và năng lượng” là diễn đàn để các chuyên gia tài chính quốc tế và trong nước  chia sẻ xu hướng chuyển dịch nền kinh tế phát triển các-bon thấp trên thế giới, kinh nghiệm trong đánh giá rủi ro các dự án đầu tư về môi trường và xã hội, các sản phẩm cho vay bền vững cũng như nêu ra các khó khăn và cơ hội khi áp dụng tài chính bền vững. 
 
Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam - VBCSD cho biết: “Việt Nam và các nước trong khu vực sẽ không thể thực hiện được thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu và Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc nếu như khu vực tài chính - ngân hàng không thực hiện vai trò của mình. Chỉ khi nào các ngân hàng nói không với các dự án gây tác động xấu tới môi trường và xã hội, khi đó chúng ta mới có thể xây dựng một nền kinh tế bền vững.”
 
Hội thảo lần này cũng sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan tới năng lượng bền vững, một thế mạnh của Việt Nam nếu chúng ta thực sự nghiêm túc đầu tư. Theo báo cáo “Kịch bản bền vững cho ngành điện Việt Nam – Tầm nhìn đến năm 2050” của WWF và Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam, tới năm 2050, năng lượng tái tạo có thể đáp ứng 100% nhu cầu điện của Việt Nam, đồng thời giảm được đáng kể lượng khí thải carbon độc hại có liên quan tới biến đổi khí hậu, như vậy đầu tư vào năng lượng tái tạo có thể là lĩnh vực ngành ngân hàng quan tâm đầu tư tới đầu tiên, loại bỏ dần các dự án nhiệt điện than, dự kiến sẽ chiếm 53% trong tổng sản lượng điện của Việt Nam vào năm 2030.
PHƯƠNG MAI
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ngành tài chính đóng vai trò cốt yếu trong việc giúp Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI