Thứ bảy, 23/11/2024, 01:35:15 AM (GMT+7)

Nâng cao năng lực khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại Việt Nam

(09:37:44 AM 15/12/2015)
(Tin Môi Trường) - Ngày 14/12, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo Tổng kết dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật POP tồn lưu tại Việt Nam, Đánh giá kết quả 5 năm triển khai Quyết định 1946/QĐ – TTg và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường”.

Khắc[-]phục[-]ô[-]nhiễm[-]và[-]cải[-]thiện[-]môi[-]trường[-]tại[-]Việt[-]Nam[-]-Ảnh:[-]TL

Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại Việt Nam -Ảnh: TL


Phát biểu tại Hội Thảo, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tài, Tổng cục Trưởng Tổng cục Môi trường khẳng định: Qua 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, đến nay đã đạt được kết quả nhất định. Các văn bản chính sách đã được hoàn thiện. Các loại hình công nghệ xử lý đã đa dạng hơn rất nhiều so với trước năm 2010. Hiện nay, đã có khá nhiều nghiên cứu, áp dụng, thí điểm các công nghệ mới như: công nghệ nghiền bi, công nghệ giải hấp nhiệt, công nghệ đốt, đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng. Việc phát triển thị trường công nghệ sẽ góp phần giảm thiểu chi phí, tăng hiệu quả xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu nói riêng và hoạt động bảo vệ môi trường nói chung.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã ghi nhận những kết quả đã đạt được trong quá trình triển khai Quyết định số 1946/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật và dự án Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật POP tồn lưu tại Việt Nam. Ngoài ra có ý kiến cho rằng: Trong quá trình triển khai Quyết định số 1946/QĐ-TTg, kinh phí cho công tác xử lý, khắc phục ô nhiễm chưa đạt so với yêu cầu. Theo cơ chế tài chính quy định trong Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg, đối với các dự án xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu, Trung ương hỗ trợ 50% kinh phí xử lý, còn lại 50% là kinh phí của địa phương; bên cạnh đó hầu hết các địa phương có tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật là các tỉnh khó khăn, không cân đối được ngân sách. Hiện nay chưa có công nghệ hữu hiệu để xử lý đất ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu (đạt yêu cầu cả về kinh phí, hiệu quả xử lý, thời gian xử lý) và nhận thức của người dân về tác hại của hóa chất bảo vệ thực vật còn chưa được đầy đủ…

Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các ban, ngành, các địa phương xây dựng và ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường và hướng dẫn kỹ thuật; xây dựng dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật dạng chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) tồn lưu tại Việt Nam. Thông qua dự án này đã xử lý được 7 khu vực bị ô nhiễm với 1000 tấn chất thải POP/nguồn tồn lưu POP được loại bỏ; tổ chức hơn 25 khoá tập huấn; hướng dẫn kỹ thuật về quản lý môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu; Bộ chỉ số giám sát và đánh giá quản lý điểm ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu...

Đến nay đã có 27 tỉnh, thành phố tiến hành điều tra, khảo sát và phân loại các khu vực ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu. Theo báo cáo của các Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tính đến tháng 12 năm 2015 đã phát hiện thêm 403 khu vực môi trường bị ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên địa bàn 27 tỉnh, thành phố trong cả nước. Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012-2015 đã hỗ trợ kinh phí 126,35 tỷ đồng để triển khai cho 21 dự án khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm: Bắc Giang (1 dự án), Nam Định (1dự án), Thanh Hóa (3 dự án), Nghệ An (08 dự án), Hà Tĩnh (1 dự án), Quảng Bình (1 dự án) và Quảng Trị (2 dự án).

Lý Thanh Hương
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nâng cao năng lực khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI