Thông tin môi trường
Hội thảo về Triển khai Thực hiện Điều chỉnh Định hướng Phát triển Thoát nước Đô thị
(16:30:10 PM 04/06/2016)Quang cảnh hội thảo về Triển khai Thực hiện Điều chỉnh Định hướng Phát triển Thoát nước Đô thị
Hội thảo diễn ra trong khung khổ của Chương trình Hợp tác Phát triển Việt-Đức về Quản lý Nước thải (WMP) 1 do GIZ thực hiện thay mặt Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ).
Điều chỉnh định hướng này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 589/QĐ- TTg ngày 6 tháng 4 năm 2016 và thay thế cho Quyết định số 1930/QĐ-TTg 2 ngày 20 tháng 11 năm 2009. Mục tiêu tổng quát của điều chỉnh định hướng là nhằm từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách, phát triển hệ thống thoát nước ổn định và đồng bộ, tăng tỉ lệ đấu nối nước thải từ hộ gia đình và hệ thống thoát nước được vận hành, duy tu bảo dưỡng thường xuyên và theo định kỳ. Điều chỉnh định hướng đưa ra mục tiêu mở rộng phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước đô thị đạt trung bình trên 70% diện tích bao phủ dịch vụ vào năm 2020 và 80% vào năm 2025. Đến năm 2050, xóa bỏ tình trạng ngập úng tại các đô thị và toàn bộ nước thải được xử lý phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 130 đại biểu là phó chủ tịch tỉnh, thành phố, lãnh đạo và các nhà quản lý từ các phòng ban của ủy ban, các sở xây dựng, trung tâm chống ngập, các công ty thoát nước và xử lý nước thải, ban quản lý dự án, hiệp hội chuyên ngành, các trường, viện nghiên cứu, lãnh đạo và đại diện các cục vụ liên quan của Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính.
Ngoài ra, đại diện từ Chương trình Thoát nước và Chống ngập úng Ứng phó với Biến đổi Khí hậu, Chương trình Quản lý Nước thải hợp tác giữa Việt Nam – Đức, Việt Nam – Phần Lan và Việt Nam – Nhật Bản cũng tham dự sự kiện này.
Phát biểu tại Hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Tiến, Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây dựng cho biết, Điều chỉnh Định hướng có nhiều điểm mới quan trọng, như phát triển thoát nước bền vững theo lưu vực sông và liên kết vùng, kết hợp giữa giải pháp xử lý nước thải tập trung và phi tập trung, khuyến khích tái sử dụng nước mưa phục vụ các mục đích khác nhau, sử dụng hiệu quả các ao, hồ điều hòa nước mưa góp phần giảm ngập úng, thích ứng với biến đổi khí hậu và phục vụ các hoạt động của đô thị, áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện mới môi trường và trách nhiệm trả tiền dịch vụ thoát nước theo quy định của địa phương.
Trong khung khổ Chương trình Quản lý Nước thải, GIZ hỗ trợ Bộ Xây dựng cải thiện khung pháp lý để phát triển bền vững lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải. Nhóm cố vấn chính sách của GIZ đã cố vấn cho Cục Hạ tầng Kỹ thuật trong quá trình dự thảo điều chỉnh định hướng. Tại Hội thảo này, GIZ trình bày ba báo cáo đánh giá bao gồm: xây dựng quy định quản lý hoạt động thoát nước địa phương, hợp đồng quản lý vận hành và giá dịch vụ thoát nước & lộ trình thực hiện. Những báo cáo này không chỉ phản ánh những bài học kinh nghiệm của GIZ và 13 tỉnh tham gia chương trình của GIZ mà còn đưa ra một quy trình thực tế đế xây dựng khung pháp lý địa phương, đồng thời có những khuyến nghị rõ ràng cho Bộ Xây dựng.
Hội thảo cũng là một cơ hội để cùng rà soát, đánh giá việc thực hiện Nghị định 80/2014/NĐ- CP về Thoát nước và Xử lý Nước thải tại các tỉnh, là một diễn đàn để các đại biểu thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện lộ trình giá dịch vụ thoát nước, hợp đồng quản lý vận hành, quy định quản lý hoạt động thoát nước địa phương, mở rộng đấu nối hộ gia đình.
Các đại biểu cũng dành nhiều thời gian để thảo luận về các bước tiếp theo trong tổ chức thực hiện điều chỉnh định hướng trong thời gian tới.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Hội thảo về Triển khai Thực hiện Điều chỉnh Định hướng Phát triển Thoát nước Đô thị
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
- Bắt ông Đoàn Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
- Trồng cây kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Công ty cổ phần Thượng Long ở Phú Thọ bị phạt 188 triệu đồng vì nhiều vi phạm
- Hỗi thảo "Nghề bảo vệ môi trường - Có nên theo và gắn bó"
- Vụ tai nạn 7 người tử vong: Hồ sơ Công ty Xi măng và Khoáng sản Yên Bái
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.