Chủ nhật, 19/01/2025, 12:44:57 PM (GMT+7)

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm triển khai WEMAN/GALS giai đoạn một tại Việt Nam Tin video

(13:36:09 PM 14/11/2015)
(Tin Môi Trường) - Sáng 13/11 tại Hà Nội, Oxfam, CECEM và các đối tác đã tổ chức thành công Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm triển khai WEMAN/GALS giai đoạn một tại Việt Nam.

Hội[-]thảo[-]chia[-]sẻ[-]kinh[-]nghiệm[-]triển[-]khai[-]WEMAN/GALS[-]giai[-]đoạn[-]một[-]tại[-]Việt[-]Nam

 

Các cặp vợ chồng từ Đắc Nông, Lào Cai, Bắc Giang và Hà Tĩnh đã chia sẻ những đổi thay trong chính gia đình họ trước và sau khi tham gia cùng Oxfam áp dụng phương pháp WEMAN/GALs trong gia đình và tổ nhóm.
 

 Một người vợ chia sẻ: Trước đây, em khổ lắm, chồng không giúp gì cả, chỉ đi đá bóng thôi. Giờ anh ấy cùng em nấu cơm, rửa bát, giặt quần áo, bế con. Trong nhà đã xuất hiện NHIỀU TIẾNG CƯỜI ..

Khác với các chương trình lồng ghép giới khác, tất cả các buổi làm việc theo phương pháp WEMAN/GALs hoàn toàn KHÔNG đề cập tới những thuật ngữ/khái niệm về giới như định kiến giới, bất bình đẳng giới, hay đưa ra các chỉ trích về bất bình đẳng giới v.v. Nhưng chính từ việc cùng nhau thảo luận và lập kế hoạch phát tiển kinh té hộ gia đình, phát triển nhóm mà phụ nữ và nam giới tự nhận ra những vấn đề bất bình đẳng giữa hai giới, và từ đó, họ tự xác định những hành động cần thực hiện để giải quyết vấn đề.

 

Hội[-]thảo[-]chia[-]sẻ[-]kinh[-]nghiệm[-]triển[-]khai[-]WEMAN/GALS[-]giai[-]đoạn[-]một[-]tại[-]Việt[-]Nam


WEMAN (Women Empowerment Mainstreaming and Networking) là một chương trình toàn cầu mang tên chương trình Liên kết và Lồng ghép tăng quyền cho phụ nữ.  Đây là sáng kiến  của tổ chức Oxfam nhằm hướng tới đổi mới, chia sẻ và vận động  bình đẳng giới trong các can thiệp về kinh tế và trong tổ chức.

WEMAN/GALS đã được tổ chức Oxfam thực hiện ở châu Phi, Nam Á  từ những năm 2005 nhưng đến năm 2014 WEMAN/GALS mới được đưa vào Việt Nam  chương trình WEMAN có 2 mục đích.

Thứ nhất  là để  tăng quyền và cải thiện điều kiện sinh kế cho  phụ nữ, gia đình họ và cộng đồng, đặc biệt là những hộ thu nhập thấp và các nhóm yếu thế.  Và thứ 2 là  để lồng ghép bình đẳng giới vào các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế, bao gồm các dịch vụ tài chính, phát triển sinh kế/thị trường/ chuỗi giá trị,chính sách kinh tế và quá trình ra quyết định.

GALS (Gender Action Learning System là Hệ thống Học tập và Hành động về giới - là một phương pháp tăng quyền được thực hiện bởi chính cộng đồng và được phát triển bởi Oxfam trong khuôn khổ chương trình WEMAN toàn cầu. GALS bao gồm một hệ thống các công cụ, nguyên tắc và cơ chế  nhằm tăng quyền cho phụ nữ và nam giới để họ  (chủ động hơn nữa) trong cuộc sống của chính mình; thúc đẩy và hỗ trợ phong trào bình đẳng giới một cách bền vững.

 Điểm khác biệt của WEMAN/GALS với những phương pháp và cách tiếp cận khác đó là: thứ nhất là  người tham gia sẽ được TỰ trải nghiệm, TỰ phân tích và phát hiện, TỰ đưa ra hành động. Và vì vậy việc học diễn ra một cách tự nhiên,  những hành động sẽ cụ thể và có tính cam kết thực hiện cao.


Thứ hai là huy động được sự tham gia tối đa của cả 2 giới vì  trong tất cả các buổi làm việc cả vợ chồng đều được tham gia, Ngoài ra việc sử dụng hình vẽ cũng giúp những người không biết chữ cũng tham gia được, v.v.)

Điểm khác biêt thứ 3 đó là được sử dụng ở các cấp độ khác nhau: cá nhân/gia đình và nhóm/cộng đồng  WEMAN/GALS có 3 giai đoạn: truyền cảm hứng thay đổi, lồng ghép giới và phong trào công bằng giới.

Giai đoạn 1: Cá nhân tự  trải nghiệm và chia sẻ trong nhóm rồi từ đó cùng hành động

Giai đoạn 2: Cá nhân và tổ chức sẽ phân tích và thay đổi từng bước  để từ đó lập kế hoạch, áp dụng cũng như tạo ra những thay đổi trong thể chế.


Giai đoạn 3: Nghiên cứu vận động cộng đồng và lồng ghép trong các quyết định .

Tại Việt Nam mới đang thực hiện giai đoạn 1 của WEMAN/GALS :giai đoạn truyền cảm hứng thay đổi với 4 công cụ :viên kim cương bình đẳng giới, cây thách thức hành động về giới, cây cân bằng giới và con đường mơ ước.

 

Hội[-]thảo[-]chia[-]sẻ[-]kinh[-]nghiệm[-]triển[-]khai[-]WEMAN/GALS[-]giai[-]đoạn[-]một[-]tại[-]Việt[-]Nam



Công cụ thứ 1: Viên kim cương bình đẳng giới


Công cụ này được sử dụng để phụ nữ và nam giới trong cộng đồng tự xác định những thay đổi cho cuộc sống của chính họ hoặc các cặp vợ chồng cùng nhau xác định những thay đổi mong muốn đạt được trong gia đình và cộng đồng, từ đó giúp họ phát huy tối đa năng lực khả năng của mình.
 
Trong công cụ này, nam giới và phụ nữ sẽ có cơ hội để chia sẻ về những sở thích và sở ghét của riêng từng giới để từ đó họ tìm ra những điều mà cả nam giới và nữ giới cùng thích hoặc cùng ghét. Sau đó cả 2 giới sẽ cùng nhau xác định thứ tự ưu tiên những vấn đề cùng muốn phân tích sâu và giải quyết.

Công cụ thứ 2 : Cây thách thức hành động về giới

Đây  là công cụ giúp phụ nữ và nam giới  xác định những nguyên nhân của vấn đề nói chung và nguyên nhân của bất bình đẳng giới nói riêng để từ đó xác định các giải pháp hay hành động cụ thể mà nam giới và phụ nữ thực hiện nhằm vượt qua những thách thức đang cản trở họ.

Công cụ thứ 3:  Cây cân bằng giới

Công cụ này giúp cá nhân hay nhóm, cộng đồng tự phân tích, lượng hóa và xác định được hiện trạng bất bình đẳng giới hiện tại liên quan đến phân công lao động; tiếp cận và quản lý các nguồn lực cũng như chi tiêu và hưởng lợi trong gia đình và cộng đồng.

Công cụ này cũng giúp cá nhân hay nhóm, cộng đồng tự xác định được những hành động cụ thể mà bản thân mỗi người cần phải thực hiện để giải quyết tình trạng bất bình đẳng của cá nhân, nhóm hay cộng đồng.

Công cụ thứ 4: Con đường mơ ước

Công cụ này được sử dung nhằm giúp phụ nữ và nam giới trong cộng đồng xác định được những thay đổi mà họ mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định tính từ: hiện tại đến tương lai và hành động  họ sẽ thực hiện để đạt được những thay đổi đó. Nói một cách đơn giản, công cụ này giúp cá nhân và tổ nhóm lập kê hoạch cho sự phát triển của mình trong một khoảng thời gian dài, thường là từ  3 – đến 5 năm

Tại Việt Nam, từ tháng 6 năm 2015 vừa qua, WEMAN đã được triển khai tại Đắc Nông với 4 tổ nhóm trong dự  án Nâng cao vị thế của người dân tộc thiểu số.  Tháng 7 năm 2015, triển khai tại Lào Cai  với 4 tổ nhóm chăn nuôi lợn trắng, tại Bắc Giang với 2 tổ nhóm chăn nuôi gà Yên Thế và tại Hà Tĩnh với 2 tổ nhóm trồng rau.

Khi triển khai tại những địa bàn trên, CECEM, Oxfam và Hội phụ nữ trung ương  làm theo 2 cách:

Cách 1:  CECEM  làm  trực tiếp

Cách 2:  Tập huấn, hướng dẫn hỗ trợ để nhóm nòng cốt là những cán bộ Trung tâm khuyến nông Lào Cai, sở nông nghiệp lào cai, hội phụ nữ bắc giang, hà tình, thành viên nòng cốt trong các tổ nhóm tự sử dung các công cụ để điều hành

Tuy mới 6 tháng triển khai nhưng WEMAN/GALS bước đầu đã tạo ra những thay đổi tích cực đối với cá nhân, gia đình và tổ nhóm.

 

Hội[-]thảo[-]chia[-]sẻ[-]kinh[-]nghiệm[-]triển[-]khai[-]WEMAN/GALS[-]giai[-]đoạn[-]một[-]tại[-]Việt[-]Nam

Nguồn ảnh: Oxfam.

Xem video về:Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm triển khai WEMAN/GALS giai đoạn một tại Việt Nam
TIN MÔI TRƯỜNG (tinmoitruong@tinmoitruong.vn)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm triển khai WEMAN/GALS giai đoạn một tại Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI