Thứ năm, 21/11/2024, 14:31:20 PM (GMT+7)

Hội thảo “Phát triển và quản lý các khu dự trữ sinh quyển tại Việt Nam”

(09:01:49 AM 18/11/2020)
(Tin Môi Trường) - Hội thảo “Phát triển và quản lý các khu dự trữ sinh quyển tại Việt Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Ngoại giao, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) tại Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức tại Hà Nội.

Hội[-]thảo[-]“Phát[-]triển[-]và[-]quản[-]lý[-]các[-]khu[-]dự[-]trữ[-]sinh[-]quyển[-]tại[-]Việt[-]Nam”[-]

Quang cảnh hội thảo

 

Trên thế giới, đã có 714 Khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) tại 129 quốc gia đã được UNESCO công nhận. Tại Việt Nam, KDTSQ đầu tiên được công nhận là KDTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ (năm 2000), đến nay đã có tổng cộng 9 KDTSQ đã được công nhận. Diện tích 9 KDTSQ của Việt Nam là hơn 4 triệu ha, chiếm khoảng 12.1% diện tích cả nước và là nơi sinh sống của khoảng 1.78 triệu người. Sự phát triển và mở rộng hệ thống KDTSQ của Việt Nam là sự nỗ lực rất lớn của Bộ Ngoại giao, UBND các tỉnh có các KDTSQ, Chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam (MAB Việt Nam) và các bên liên quan.
 
Tuy nhiên, hầu hết các khu bảo tồn, dự trữ sinh quyển nằm ở các khu vực có tỷ lệ nghèo đói cao do vậy việc đạt được mục tiêu vừa bảo tồn vừa phát triển kinh tế gặp không ít khó khăn. Ngoài ra, các rào cản khác gồm: (i) Thiếu khuôn khổ chung để thực hiện các giải pháp tích hợp trong phát triển bền vững; (ii) Việc tổ chức và điều phối sự tham gia của các bên liên quan tại các KDTSQ còn chưa hiệu quả; (iii) Năng lực về lập kế hoạch, quy hoạch trên cơ sở tiếp cận cảnh quan chưa hiệu quả. 
 
Do đó, “Hội thảo này là cơ hội để các bên liên quan nhìn nhận, đánh giá những kết quả đạt được sau 20 năm Việt Nam tham gia mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của UNESCO. Đồng thời, thảo luận về các giải pháp quản lý bền vững các khu dự trữ sinh quyển và định  hướng phát triển mạng lưới khu dự trữ sinh quyển trong thời gian tới”, ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Hội thảo.
 
“Điều cần thiết là phải nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của các khu dự trữ sinh quyển đối với việc bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học phong phú của Việt Nam. Chúng ta cần có các quan hệ đối tác công mạnh mẽ hơn và các chiến lược hiệu quả để có được sự tham gia tích cực của các bên liên quan tại địa phương nhằm tăng cường các khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam vì một tương lai tốt đẹp hơn của quốc gia và đạt được các Mục  tiêu Phát triển Bền vững,” bà Sitara Syed, Phó trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh. 
 
Khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) là danh hiệu do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng cho “các khu vực hệ sinh thái bờ biển hoặc trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hoà việc bảo tồn sự đa dạng sinh học với việc sử dụng bền vững khu vực đó”. Mục tiêu của KDTSQ là đảm bảo hài hoà giữa con người và thiên nhiên thông qua thực hiện 3 chức năng chính là bảo tồn, phát triển và hỗ trợ. Tiếp cận quản lý các KDTSQ được thực hiện theo hướng mở, liên ngành và đa lĩnh vực.
LÊ PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hội thảo “Phát triển và quản lý các khu dự trữ sinh quyển tại Việt Nam”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI