Thông tin môi trường
Đức hỗ trợ Việt Nam trong quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng sinh khối quốc gia
(10:43:06 AM 31/03/2016)Quang cảnh hội thảo -Ảnh: GIZ Việt Nam
Hội thảo được thực hiện bởi Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ CHLB Đức “Năng lượng tái tạo và Hiệu quả năng lượng” (gọi tắt là Dự án 4E) nhằm hỗ trợ chính phủ Việt Nam khai thác và ứng dụng hiệu quả nguồn năng lượng này, đáp ứng được mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược phát triển Năng lượng tái tạo được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 11/2015. Dự án 4E được triển khai bởi GIZ dưới sự ủy nhiệm của Bộ Hợp Tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ), trong đó có một hợp phần được đồng tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Chính phủ Cộng hòa Séc.
Hội thảo lấy ý kiến đóng góp đối với báo cáo giữa kỳ của nghiên cứu ”Quy hoạch Phát triển và sử dụng năng lượng sinh khối quốc gia giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn 2030” hướng tới các Bộ ngành có liên quan như Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên Môi trường và các sở, ban, ngành liên quan bao gồm Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Sở Công thương của 63 tỉnh thành trong cả nước. Hội thảo nhằm mục đích thu thập ý kiến đóng góp của các đại biểu tham gia để tiếp tục hoàn thiện bản dự thảo báo cáo Quy hoạch cũng như bổ sung chỉnh sửa phương pháp luận quy hoạch sinh khối trên cả nước.
Báo cáo nghiên cứu Quy hoạch sẽ là tài liệu quý báu hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý đánh giá được tiềm năng phát triển, hiện trạng khai thác và sử dụng năng lượng sinh khối cho mục đích sản xuất điện ; các giá trị kinh tế và sinh thái khi chuyển đổi từ nguồn nguyên liệu thô sang năng lượng cuối cùng; sự phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội quốc gia và từ đó đề ra lộ trình khai thác, sử dụng sinh khối một cách hiệu quả và bền vững.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa ngày càng mạnh mẽ tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng tiêu thụ điện năng ngày càng tăng cao. Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng và lợi thế của các nguồn năng lượng tái tạo, chính phủ Việt Nam đang khuyển khích nghiên cứu, khảo sát và đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó năng lượng sinh khối đóng một vai trò quan trọng. Là nước nông nghiệp đang phát triển, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nguồn sinh khối cho sản xuất năng lượng. Vì thế, nếu được khai thác hiệu quả, nguồn sinh khối sẽ mang lại hiệu quả cao không những cho đất nước trong việc giảm phụ thuộc vào nguồn điện truyền thống, giảm lượng phát thải cac bon và ô nhiễm môi trường mà còn trực tiếp mang lại lợi nhuận gia tăng cho các cơ sở sản xuất, các hộ nông dân khi họ tham gia vào chuỗi cung cấp nhiên liệu sinh khối (bán phế thải - phụ phẩm nông - lâm nghiệp làm nhiên liệu đốt).
Gửi ý kiến bạn đọc về: Đức hỗ trợ Việt Nam trong quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng sinh khối quốc gia
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
- Bắt ông Đoàn Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
- Trồng cây kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Công ty cổ phần Thượng Long ở Phú Thọ bị phạt 188 triệu đồng vì nhiều vi phạm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.