Thông tin môi trường
Đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp khẩn cấp bảo tồn voi tại Việt Nam
(16:19:39 PM 24/04/2015)Sinh cảnh Buôn Đôn
Mục tiêu Hội nghị: i) Triển khai các DA khẩn cấp bảo tồn voi theo Đề án tổng thể bảo tồn voi đến 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; ii) Xác định các nguyên nhân làm voi chết, đặc biệt là trong các khu bảo tồn voi, khu vực do các công ty lâm nghiệp quản lý, khu vực có xung đột giữa người và voi trên địa bàn nhằm xác định các biện pháp can thiệp tức thời, hiệu quả; iii) Góp ý hoàn thiện báo cáo “Tổng quan về bảo tồn voi châu Á ở Việt Nam”, làm cơ sở để xây dựng các can thiệp bảo tồn voi trong tương lai; iv) Hợp tác liên biên giới giữa Vườn Quốc gia Yok Don và Vườn Quốc gia Mondikiri, Cam-pu-chia và công cụ chống săn bắn bất hợp pháp.
Các đại biểu tham dự cho rằng cần phải có một khung giải pháp mang tính tổng hợp để bảo tồn loài voi, trong đó giải pháp về quản lý rừng, quản lý sinh cảnh, đánh giá hiệu quả quản lý các khu bảo tồn; ứng dụng các công nghệ phục vụ công tác chống săn bắn trái phép tại hiện trường; nâng cao năng lực thể chế; tăng cường năng lực và hiệu quả công tác khám nghiệm hiện trường, điều tra, truy tố; tăng cường nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của cộng đồng cũng như các đối tác có liên quan; đẩy mạnh các hoạt động thực thi pháp luật, đặc biệt là các sáng kiến có sự tham gia của người dân trong việc phát hiện và truy quét tội phạm, thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới, hợp tác khu vực và quốc tế trong việc chống săn bắn, vận chuyển, buôn bán voi và các chế phẩm từ voi.
Từ đầu năm đến nay, riêng tại Đắk Lắk đã có 5 cá thể voi bị chết, trong đó có 4 voi nhà và 1 voi hoang dã.Gần đây nhất là trường hợp một cá thể voi con nặng gần 100kg bị phát hiện đã chết vào sáng 24/3/2016 tại Tiểu khu 71B thuộc Công ty Lâm nghiệp Ea Wy, xã Cư A Mung, huyện Ea Hleo. Ngay trước đó, vào trưa ngày 23/3, một cá thể voi 1 năm tuổi nặng 80kg khác cũng bị phát hiện chết trong tư thế cắm đầu xuống mương nước trong rẫy của người dân thuộc lô 13, tiểu khu 22, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, gần khu vực tuần tra của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà.
Việt Nam từng là một quốc gia có nhiều voi sinh sống. Tuy nhiên, do sinh cảnh bị mất và suy thoái, tình trạng săn bắt để lấy ngà và xương bất hợp pháp và sự sát hại voi do mẫu thuẫn ngày một gia tăng với con người, quần thể voi Việt Nam đã bị suy giảm nghiêm trọng, từ 1.000 cá thể vào giữa những năm 1980 xuống còn 70-130 cá thể vào năm 2013. Những cá thể này phân bố rải rác ở các khu vực dọc biên giới Việt Nam – Lào và Việt Nam – Cam-pu-chia, cư trú thành các đàn nhỏ biệt lập, chủ yếu từ 1-5 cá thể, khiến cho cơ hội gia tăng số lượng càng mỏng manh. Trước tình trạng đó, Chính phủ đã có kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn Voi đến năm 2020 và “Đề án tổng thể bảo tồn voi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020”. Tuy nhiên, các biện pháp bảo tồn voi trong kế hoạch hành động chưa được thực hiện một cách có hiệu quả. Tình trạng voi chết, nhất là voi con vẫn diễn ra hàng năm. Nguy cơ tuyệt chủng của loài này tại Việt Nam ngày càng cao. Chính vì vậy, Hội nghị lần này được thực hiện với mong muốn xây dựng được một bản kế hoạch hành động khẩn cấp về bảo vệ voi tại Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng, đồng thời làm tư liệu để xây dựng một đề án chống săn bắn trái phép và bảo tồn các loài ưu tiên tại Việt Nam.
Tiến sĩ Trần Thế Liên, Vụ trưởng Vụ Bảo tồn Thiên nhiên khẳng định quyết tâm của Chính phủ Việt Nam, của Bộ NN&PTNT và Tổng cục Lâm nghiệp trong việc thực hiện các giải pháp bảo tồn voi tại Việt Nam. Hiện nay, tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn voi, các cơ quan chức năng đang tích cực tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn hành vi săn bắn, xâm hại voi và xâm lấn trái phép vào vùng quy hoạch bảo tồn voi; Tăng cường thực thi pháp luật, kiểm soát hoạt động buôn bán, vận chuyển, trái phép ngà voi và các bộ phận, dẫn xuất của voi; Bảo tồn chuyển vị và phát triển quần thể voi nhà hiện có; và giảm thiểu thiệt hại do xung đột voi và người tại vùng sinh sống của voi.
Tiến sĩ Trần Thế Liên cho rằng “Nâng cao nhận thức của người dân, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng về tầm quan trọng của việc bảo tồn voi, đồng thời tăng cường năng lực thực thi pháp luật và chất lượng phối hợp giữa các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương và cộng đồng là các vấn đề cần được ưu tiên cao trong thời gian tới. Ngoài ra, Tổng cục Lâm nghiệp, cũng đang trao đổi, đàm phán với các bên liên quan để xây dựng và thực hiện một hiệp định về bảo tồn voi xuyên biên giới giữa Vườn quốc gia Yok Don của Việt Nam và Vườn quốc gia Mondikiri của Cam-pu-chia. Sự hỗ trợ và phối hợp của của WWF và các tổ chức bảo tồn khác là hết sức cần thiết để các giải pháp này đạt hiệu quả mong muốn”.
Tiến sỹ Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc WWF-Việt Nam chia sẻ: “Tại Việt Nam, tê giác một sừng đã tuyệt chủng năm 2010, loài hổ đang bên bờ tuyệt chủng với quần thể tồn tại mong manh ngoài tự nhiên và không có dấu hiệu của sự sinh sản từ năm 2008, quần thể voi cũng chỉ còn không quá 150 cá thể ngoài tự nhiên và đang trên đường giảm số lượng. Vì thế chúng ta phải làm mọi cách để cứu chúng khỏi chung số phận với hai loài trên. Không còn cách nào khác, tất cả chúng ta từ các cơ nhà nước cho tới người dân phải thực hiện mạnh mẽ và triệt để các biện pháp bảo tồn chúng ngay lập tức để bảo tồn những giá trị đa dạng sinh học của Việt Nam và toàn cầu cho muôn đời sau.”
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
- Bắt ông Đoàn Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
- Trồng cây kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Công ty cổ phần Thượng Long ở Phú Thọ bị phạt 188 triệu đồng vì nhiều vi phạm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.