Thứ bảy, 23/11/2024, 15:11:42 PM (GMT+7)

Đào tạo Thạc sĩ thực hành chuyên ngành Quản lý và Phát triển đô thị

(13:36:40 PM 21/03/2013)
(Tin Môi Trường) - Chương trình đào tạo Thạc sĩ thực hành (dựa trên thực tiễn công tác) chuyên ngành Quản lý và Phát triển đô thị là chương trình đào tạo sau đại học dựa trên phương pháp đào tạo liên tục (khác với các chương trình đào tạo truyền thống trong các trường đại học), dành riêng cho các học viên có kinh nghiệm thực tiễn hiện đang làm việc trong các cơ quan nhà nước. Phương pháp cải tiến trong giảng dạy và học tập của chương trình phù hợp với nghề nghiệp, hoàn cảnh làm việc, và định hướng sự nghiệp của mỗi học viên.

 Ảnh minh họa

 

Trong chương trình này, việc học tập của học viên và việc tài trợ cho học viên đều hướng đến việc giải quyết các vấn đề cụ thể, trực tiếp và hướng đến các chương trình hành động trong quản lý và phát triển đô thị của cơ quan nhà nước, nơi học viên đã / sẽ làm việc.  Do đó, một cách đồng thời, các hoạt động và kết quả của chương trình sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan nhà nước nơi các học viên làm việc.

 

Nhằm xóa bỏ khoảng cách giữa kiến thức và thực tiễn, giữa việc đào tạo sau đại học và kiến thức chuyên ngành, các giảng viên giàu năng lực của Viện công nghệ Châu Á (AIT) sẽ áp dụng các phương pháp đào tạo liên tục trong giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu. Bên cạnh đó, chương trình còn mời nhiều diễn giả giàu nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan.

 

Ngoài ra, chương trình khuyến khích việc học tập sau khi tốt nghiệp, giám sát sự tiến triển của học viên, và hỗ trợ học viên đã tốt nghiệp và các cơ quan nhà nước nơi học viên làm việc thông qua hệ thống học tập và trao đổi trực tuyến cũng như các hoạt động nghiên cứu được thiết lập và liên kết với AIT Extension.

 

Mục tiêu chương trình

 

Mục tiêu chung của chương trình là cung cấp dịch vụ đào tạo sau đại học chuyên ngành quản lý và phát triển đô thị dựa trên cơ sở lý thuyết và ứng dụng trực tiếp vào việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc và các vấn đề học viên và cơ quan nhà nước nơi học viên làm việc quan tâm.

 

Chương trình có hai mục tiêu cụ thể:

 

Nâng tầm kiến thức và chuyên môn của học viên trong lĩnh vực quản lý và phát triển đô thị thông qua việc đào tạo liên tục, trong đó, nhấn mạnh việc ứng dụng trực tiếp kết qủa học tập, kinh nghiệm thực tế và sự thích ứng vào điều kiện làm việc và mối quan tâm của học viên

 

Góp phần trực tiếp vào chương trình giải quyết vấn đề thực tiễn và nâng cao năng lực cho các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực quản lý và phát triển đô thị thông qua việc kết quả nghiên cứu và thực hiện tiểu luận do các cơ quan nhà nước đề ra đối với các học viên được tài trợ.

 

Khuôn khổ nội dung và cấu trúc chương trình

 

Chương trình có hai cấu phần: (i) các môn học cơ bản, và (ii) các môn học chuyên sâu và tiểu luận. Chương trình bao gồm 33 tín chỉ: 24 tín chỉ cho các môn học và 9 tín chỉ cho tiểu luận và thực tập. 

 

 

Các môn học cơ bản sẽ tập trung vào các chủ đề sau:

 

 Các vấn đề của quản lý và phát triển đô thị (lý thuyết)

 

Các lĩnh vực chính trong quản lý đô thị (lý thuyết và thực hành)

 

Công cụ trong công tác quản lý đô thị

 

Phương pháp nghiên cứu trong quy hoạch và xử lý vấn đề phát sinh 

 

 

Các môn học chuyên sâu sẽ tập trung vào các chủ đề sau:

 

Quy hoạch và quản lý môi trường đô thị

 

Biến đổi khí hậu và quản lý nguồn nước đô thị

 

Quản lý chất thải rắn bền vững

 

Quản lý nước thải

 

Quản lý ô nhiễm không khí

 

Quy hoạch thành phố tiêu thụ ít carbon

 

Tổ chức dịch vụ đô thị, hạ tầng và cơ chế tài chính

 

Thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu

 

Tiểu luận:

 

Tất cả các học viên phải thực hiện tiểu luận (dựa vào thực tiễn công việc) và thực tập, tương đương 9 tín chỉ. Đề tài tiểu luận sẽ do sinh viên tự lựa chọn dựa vào các môn học chuyên sâu. Đề tài tiểu luận hướng vào việc giải quyết các vấn đề đặt ra trước của các cơ quan nhà nước nơi cử học viên theo học. Tiểu luận có thể ở dạng nghiên cứu khả thi, nghiên cứu chính sách, kế hoạch hành động, nghiên cứu chiến lược hoặc  các nghiên cứu chẩn đoán và phân tích vấn đề. Tiểu luận sẽ được triển khai và trình bày trong vòng chín tháng, từ tháng 08/2013 đến tháng 04/2014. Tiểu luận sẽ được các học viên thực hiện tại địa phương và được phân công giảng viên giám sát.

 

Thời gian học 

 

 

Thời gian của khóa học là 01 năm, bắt đầu từ tháng 06/2013 và kết thúc vào tháng 05/2014. Việc lưu trú tại AIT suốt quá trình tham gia các môn học được phân chia thành hai giai đoạn: giai đoạn 06 tuần đầu tiên (tháng 06 và 07/2013), và giai đoạn 06 tuần thứ hai (tháng 01 và tháng 02/2014). Việc thực hiện tiểu luận (tại thực địa và trong văn phòng) sẽ bắt đầu từ tháng 08/2013 đến tháng 04/2014. Lễ tốt nghiệp cho học viên sẽ tổ chức vào tháng 05/2014 theo đúng thông lệ của AIT. 

 

Thời gian chi tiết của chương trình như sau:

 

Thời gian

Chương trình

Địa điểm

06-07/2013

(06 tuần lễ đầu tiên)

Các môn học cơ bản và chuyên ngành

AIT (Thái Lan)

08-12/2013

Dự thảo tiểu luận và thu thập dữ liệu

Địa phương

01-02/2014

(06 tuần thứ hai)

Trình bày sơ lược tiểu luận và một số môn học cơ bản tiếp theo

AIT (Thái Lan)

03/2014-04/2014

Hoàn thành và trình bày tiểu luận

Địa phương

05/2014

Lễ tốt nghiệp

AIT (Thái Lan)

 

(Giảng viên hướng dẫn của chương trình sẽ được phân công đến địa phương của từng học viên để hướng dẫn thực hiện tiểu luận)

 

Học phí

 

Tổng kinh phí cho khóa học đối với sinh viên Thái Lan là 15,520 USD; chi phí bao gồm: học phí: 14,850 USD (33 tín chỉ, 450 USD/tín chỉ), phí dự tuyển: 20 USD và phí đăng ký nhập học (một lần): 650 USD.  Đối với sinh viên ngoài lãnh thổ Thái Lan, các chi phí cộng thêm bao gồm: chi phí sinh hoạt ước tính (COLA) là 1,500 USD (cho 12 tuần học tập và lưu trú tại AIT – Thái Lan), chi phí vé máy bay 02 chiều cho 02 chuyến học tập tại Thái Lan.

 

Mọi thông tin thêm, vui lòng liên lạc qua e-mailphamtranhai@yahoo.com

TRẦN HẢI
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đào tạo Thạc sĩ thực hành chuyên ngành Quản lý và Phát triển đô thị

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI