Thứ năm, 21/11/2024, 19:01:01 PM (GMT+7)

Cuộc thi Viết về Người thay đổi Nhận thức về động vật hoang dã

(20:21:15 PM 30/09/2019)
(Tin Môi Trường) - Sứ quán Nam Phi hợp tác với Hãng hàng không Emirates và Tổ chức Hoang dã Châu Phi cùng tổ chức một cuộc thi viết để tìm ra “Người thay đổi Nhận thức về Tê giác” tại Việt Nam.

 Cuộc[-]thi[-]Viết[-]về[-]Người[-]thay[-]đổi[-]Nhận[-]thức[-]về[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã[-]nhằm[-]tôn[-]vinh[-]ngày[-]Tê[-]giác[-]Thế[-]giới

Ảnh: IE

 

Tê giác là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới, phần lớn là do nạn săn trộm bất hợp pháp để cung cấp cho nhu cầu về sản phẩm từ sừng tê giác. Nam Phi là nơi trú ngụ của một số lượng tê giác lớn nhất còn lại trên thế giới với 20,000 con, trong đó có khoảng 2,000 con tê giác đen và khoảng 18,000 tê giác trắng. Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2014, đất nước Nam Phi đã trải qua một cuộc khủng khoảng về nạn săn trộm tê giác khi mà tỷ lệ này tăng theo cấp số nhân lên đến 9,000%.
 
Trong những năm gần đây, mặc dù số liệu về nạn săn trộm tê giác có giảm chậm, nhưng vấn nạn này vẫn đang là mối đe dọa sắp xảy ra đối với quần thể tê giác trên thế giới. Theo Kế hoạch Quản lý Chiến lược Tê giác của Nam Phi, Đại sứ quán dự định thông qua giáo dục nỗ lực hạn chế nhu cầu của người tiêu dùng đối với sừng tê tại Việt Nam.
 
Các tổ chức chống buôn bán động vật hoang dã ở Châu Á ủng hộ việc khuyến khích thay đổi hành vi thông qua giáo dục và bằng cách nâng cao nhận thức về những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
 
Năm 2019, nhằm tôn vinh ngày Tê giác, Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam sẽ tổ chức cuộc thi viết để tìm ra người có thể hành động với tư cách là “Người thay đổi Nhận thức về Tê giác”. Mục đích của cuộc thi là để khơi dậy nhận thức về tê giác và giải thưởng lớn dành cho người thắng cuộc là một chuyến đi 10 ngày sang Nam Phi vào tháng 6 năm 2020. Trong chuyến đi này, người thắng cuộc được tham gia khám phá đường mòn hoang dã và trải nghiệm cùng tê giác, được trang bị kiến thức về việc bảo tồn tê giác để giáo dục những người khác khi trở về Việt Nam.
 
“Người thay đổi Nhận thức về Động vật Hoang dã” là như thế nào?
 
Đại sứ quán Nam Phi đang tìm kiếm “Người thay đổi Nhận thức về Tê giác” kế tiếp ở Việt Nam!
 
Đó phải là một người năng động và sáng tạo để đóng góp vào việc hạn chế nhu cầu về sừng tê giác.
 
Người chúng tôi đang tìm kiếm phải có khả năng nắm bắt mọi cơ hội để nâng cao nhận thức về loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng này và đưa ra các sáng kiến để ủng hộ chống lại việc sử dụng các sản phẩm sừng tê giác.
 
Người thay đổi Nhận thức về Động vật Hoang dã sẽ phải thể hiện được cho ban giám khảo chúng tôi lòng nhiệt huyết và cam kết nâng cao nhận thức của người Việt Nam bằng những kiến thức có được tại Nam Phi.
 
Giải thưởng lớn là gì?
 
Người thay đổi Nhận thức về Động vật Hoang dã sẽ có một chuyến đi 10 ngày đến Nam Phi vào giữa tháng 6 năm 2020 để tham gia khám phá đường mòn hoang dã tại Tỉnh Kwa- Zulu Natal và sau đó là chuyến đi “Trải nghiệm cùng Tê giác” tại Tỉnh Eastern Cape. Chuyến bay sẽ được hãng hàng không Emirates tài trợ và chương trình cũng như chi phí ăn ở sẽ do Tổ chức Hoang dã Châu Phi đứng ra tài trợ.
 
Làm thế nào để tham gia?

Bước 1
 
Viết một bài luận dưới dạng bức thư gửi đến một người sử dụng sừng tê giác trong tưởng tượng; trong thư bạn phải thuyết phục họ dừng việc sử dụng sừng tê và khuyên họ nên giúp đỡ loài tê giác như thế nào.
 
Bước 2
 
Ngoài ra, bạn hãy gửi cho chúng tôi một đoạn video ngắn trong đó tự giới thiệu về bản thân (tên đầy đủ, ngành/ lĩnh vực học tập/ lĩnh vực quan tâm) và cho chúng tôi biết tại sao bạn nên là Người thay đổi Nhận thức về Động vật Hoang dã kế tiếp. (Ví dụ, khi trở về từ Nam Phi bạn sẽ phát động chương trình/ dự án hay sáng kiến gì tại Việt Nam?)
 
Luật thi:
 
1. Người tham gia phải là người Việt Nam, trong độ tuổi từ 18 đến 35.
 
2. Thư phải được viết bằng tiếng Anh, tối đa là 500 từ.
 
3. Đề nghị viết họ tên đầy đủ, tuổi, và số điện thoại liên lạc khi nộp bài thi.
 
4. Video ngắn được quay bằng tiếng Anh và không quá 5 phút.
 
5. Người tham gia phải có trình độ nghe hiểu Tiếng Anh tốt vì chương trình bảo tồn động vật hoang dã ở Nam Phi sẽ diễn ra bằng tiếng Anh.
 
6. HẠN CHÓT: Phải nộp cả bài luận lẫn video vào địa chỉ email worldrhinoday2019@gmail.com trước ngày 07 tháng 11 năm 2019.
 
7. Nếu có thắc mắc gì xin liên lạc với chúng tôi qua email worldrhinoday2019@gmail.com hoặc gọi điện đến số điện thoại của Đại sứ quán Nam Phi 024 3936 2000.
 
8. Người thắng cuộc sẽ tham dự lễ trao giải tại Hà Nội vào tháng 11 năm 2019.
NHẬT VIÊN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cuộc thi Viết về Người thay đổi Nhận thức về động vật hoang dã

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI