Thông tin môi trường
Cuộc thi Sáng kiến Thông minh về Nước 2016
(21:18:10 PM 06/06/2016)Đại sứ Thụy Điển Camilla Mellander phát biểu tại sự kiện
Cuộc thi đã được triển khai từ đầu năm thu hút sự quan tâm sâu sắc của các bạn trẻ Việt Nam trên toàn quốc nhằm tìm kiếm các giải pháp giải quyết những thách thức mà Việt Nam đang phải đối diện hiện nay trong lĩnh vực nước và trong tương lai. Đội chiến thắng gồm các bạn Trịnh Quốc Anh, Nguyễn Trần Quang và Võ Phi Long đến từ ĐH Bách Khoa, thành phố Hồ Chí Minh. Ý tưởng của nhóm là sử dụng ứng dụng của điện thoại di động để phát hiện rò rỉ trên hệ thống cấp nước.
Giải nhất của cuộc thi cho đội chiến thắng là một chuyến đi Thụy Điển và tham dự chương trình Tuần lễ nước Thế giới tổ chức hàng năm tại Stockholm (thành phố được mệnh danh là Vẻ đẹp trên mặt nước), tại Thụy Điển vào ngày 27 tháng 08 đến ngày 02 tháng 09 năm 2016.
Đội chiến thắng gồm ba bạn trẻ người Việt Nam. Giải nhất của cuộc thi sẽ một chuyến đi thăm quan Thụy Điển trong chương trình Tuần lễ Nước Thế giới được tổ chức tại thủ đô Stockholm vào tháng 08 năm nay.
Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Thụy Điển Camilla Mellander cho biết: “Chúng tôi ghi nhận những cam kết của Việt Nam qua COP21 và Chương trình nghị sự 2030 và chúng tôi sẽ luôn luôn sẵn sàng trao đổi những ý tưởng, giải pháp mới với Việt Nam trong lĩnh vực mà chúng tôi hiện đang đi đầu là đổi mới sáng tạo. Cuộc thi sáng tạo nước thông minh là một cách tiếp cận như thế. Chúng tôi hi vọng rằng đội chiến thắng sẽ học hỏi và tiếp thu nhiều kiến thức mới từ Tuần lễ Nước Thế giới tại Stockholm và tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong tương lai cho một thế giới bền vững hơn”.
Đại diện cơ quan đồng phối hợp tổ chức cuộc thi, TS. Nguyễn Minh Khuyến, Phó Cục trưởng Cục Quản lí Tài nguyên Nước, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá cao “Cuộc thi đã nhận được sự quan tâm của các trường Đại học quốc gia, Đại học Bách khoa, Đại học kiến trúc Hà Nội. Đề suất của các độ gửi về đã cho thấy tư duy phát triển công nghệ gắn liền với cuộc sống. Tôi tin tưởng rằng các đề suất về lọc nước nhiễm mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long; lọc và trữ nước bằng vật liệu làm từ xương rồng; giải pháp thiết kế hệ thống thu gom và tái sử dụng nước cũng như các ứng dụng di động giúp cảnh báo rò rỉ nước là những đề xuất có tính ứng dụng cao và hoàn toàn có thể áp dụng ngay sau khi cuộc thi kết thúc, góp phần giải quyết bài toán trữ và cung cấp nước sạch cho người dân Việt Nam, ở thành thị cũng như ở nông thôn”.
Đội chiến thắng với thành viên gồm ba bạn trẻ người Việt Nam.
Cuộc thi sáng tạo thông minh về Nước là một phần của chiến dịch #FirstGenernation (Thế hệ đầu tiên), một sáng kiến của Bộ Ngoại giao Thụy Điển nhằm tăng cường sự tham gia, cải thiện công tác truyền thông và mở rộng hỗ trợ phổ biến các mục tiêu phát triển bền vững mới của Liên hợp quốc. Sự tham gia của Việt Nam và Thụy Điển trong chương trình nghị sự 2030 cùng với Hội nghị khí hậu tại Paris (COP21) không chỉ giúp giải quyết các mối đe dọa môi trường nghiêm trọng mà còn khẳng định sự cần thiết vì sự phát triển bền vững và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Cuộc thi được bảo trợ bởi Viện Nước Quốc tế Stockholm (SIWI) và các doanh nghiệp Thụy Điển đang hoạt động tại Việt Nam như AstraZeneca, Electrolux, ABB, Tetra Par và SKF. Tất cả các tổ chức đều bày tỏ sự ủng hộ và có những đóng góp tích cực để hỗ trợ Việt Nam trở thành một quốc gia sáng tạo và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn.
Chụp ảnh lưu niệm cùng đội chiến thắng - sẽ thăm quan Thụy Điển trong chương trình Tuần lễ Nước Thế giới được tổ chức tại thủ đô Stockholm vào tháng 08 năm nay.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
- Bắt ông Đoàn Ngọc Phương, Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
- Trồng cây kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Công ty cổ phần Thượng Long ở Phú Thọ bị phạt 188 triệu đồng vì nhiều vi phạm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.