Chủ nhật, 19/01/2025, 12:32:10 PM (GMT+7)

12,5 triệu Euro giúp Việt Nam bảo tồn và sử dụng bền vững rừng, các hệ sinh thái

(11:52:52 AM 29/07/2015)
(Tin Môi Trường) - Ông Trần Kim Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT và bà Kirsten Hegener cùng ông Christian Henckes, Phó Giám đốc Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ, ký Thỏa thuận Thực hiện hai chương trình hợp tác kỹ thuật mới:

Đó là, Chương trình Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học rừng và các dịch vụ hệ sinh thái tại Việt Nam (gọi tắt là Chương trình Đa dạng Sinh học Rừng), và Chương trình Bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn Đồng bằng sông Cửu Long nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (gọi tắt là Chương trình ICMP) giai đoạn II.

 

12,5[-]triệu[-]Euro[-]giúp[-]Việt[-]Nam[-]bảo[-]tồn[-]và[-]sử[-]dụng[-]bền[-]vững[-]rừng,[-]các[-]hệ[-]sinh[-]thái

Rừng ngập mặn Cần Giờ - Ảnh minh họa: TL

 

Cả hai Chương trình đều do Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên Bang Đức (BMZ) và Chính phủ Việt Nam tài trợ. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao và Thương mại (DFAT) Úc tham gia đồng tài trợ Chương trình ICMP. Hai Chương trình này bổ sung cho những Chương trình/dự án hợp tác tài chính và kỹ thuật cho ngành mà ba Chính phủ Việt Nam, Đức và Úc đã cùng cam kết cho sự phát triển bền vững.

Các dự án hợp tác kỹ thuật do Chính phủ Đức hỗ trợ cung cấp trực tiếp các kết quả đầu vào dưới dạng tư vấn kỹ thuật nhằm phát triển năng lực cho cá nhân, tổ chức, mạng lưới và các tổ chức dân sự xã hội.

Chương trình Đa dạng Sinh học Rừng có mục tiêu là thiết lập các điều kiện tiên quyết nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và các hệ sinh thái rừng ở cấp Trung ương, góp phần thực hiện Chiến lược Tăng trưởng Xanh. Chương trình chủ yếu nhằm vào việc cải thiện khuôn khổ pháp lý, tăng cường năng lực quản lý nhà nước, và thực hiện các sáng kiến quốc tế. Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức GIZ và Vụ Bảo tồn Thiên nhiên thuộc Tổng Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT cùng thực hiện Chương trình từ 2015-2018. Tổng ngân sách cho Chương trình này là 4,5 triệu Euro (tương đương 139.659.300.000 tỷ đồng) do Chính phủ Đức hỗ trợ không hoàn lại thông qua BMZ. Chính phủ Việt Nam cung cấp 10% vốn đối ứng là 450.000 Euro (tương đương 12.696.300.000 đồng).

Chương trình ICMP giai đoạn II có mục tiêu là nâng cao năng lực thể chế, tài chính và lập kế hoạch để thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Chương trình xây dựng trên các giải pháp thực tế, thích ứng với biến đổi khí hậu do chính quyền và người dân địa phương triển khai với sự hỗ trợ của chính phủ Đức và Úc từ năm 2007. Những giải pháp này áp dụng cho các lĩnh vực như tái sinh rừng ngập mặn, bảo vệ rừng ven biển, gây dựng các cơ hội tạo thu nhập thông qua thực tiễn canh tác thay thế cho người dân địa phương. ICMP áp dụng phương thức tiếp cận đa ngành với sự tham gia của các tỉnh và các bộ ngành liên quan. Tổ chức GIZ, Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT và Sở NN&PTNT thuộc UBND 5 tỉnh dự án (An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Sóc Trăng) cùng thực hiện Pha II của Chương trình cho đến tháng 8, 2017. Tổng ngân sách Chương trình lên đến 8,8 triệu Euro (tương đương 209.440.000.000 đồng), trong đó, Chính phủ Đức tài trợ 4,5 triệu Euro (tương đương 107.100.000.000 đồng), Chính phủ Úc tài 3,5 triệu Euro (tương đương 83.300.000.000).

Chính phủ Việt Nam đóng góp 800.000 Euro (tương đương 19.040.000.000) vốn đối ứng.

GIZ là một doanh nghiệp thuộc Chính phủ Liên bang Đức, được ủy quyền thực thi 2 dự án hợp tác kỹ thuật này nhằm hỗ trợ Chính phủ Đức đạt được các mục tiêu hợp tác quốc tế hướng tới phát triển bền vững. GIZ có hơn 50 năm kinh nghiệm về cung cấp các chuyên gia kỹ thuật, quản lý và triển khai hoạt động ở hơn 130 nước trên toàn cầu. GIZ dựa trên bài học thực tiễn đã triển khai dự án tại địa phương và các kinh nghiệm từ những sáng kiến quốc tế để cùng với cơ quan đối tác ở cấp Trung ương nhân rộng các giải pháp thành công. GIZ bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993 và hiện đang tham gia vào ba lĩnh vực hợp tác chính là: 1) Dạy nghề; 2) Chính sách về môi trường và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên; và 3) Năng lượng.

TMT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 12,5 triệu Euro giúp Việt Nam bảo tồn và sử dụng bền vững rừng, các hệ sinh thái

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI