Khám phá » Thế giới muôn màu
Xứ sở của những “cụ rùa” khổng lồ
(15:30:38 PM 28/03/2012)
Galapagos là quần đảo tuyệt đẹp, thiên đường của động vật hoang dã, thuộc đất nước Ecuador. Hòn đảo này nằm biệt lập ngoài Thái Bình Dương, cách Ecuador tới 600 dặm.
Quần đảo Galapagos được phát hiện bởi giám mục De Berlanga (người Tây Ban Nha), khi ông đi truyền giáo, bị bão đánh dạt vào hòn đảo này từ năm 1.535. Trong cái rủi có cái may, ông đã được vinh danh là người phát hiện ra vùng đất tuyệt đẹp, với những con rùa khổng lồ. Ông gọi hòn đảo này là Đảo Rùa, mà theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là Galapagos.
Đảo Galapagos gồm 13 đảo lớn, 6 đảo nhỏ và hơn 100 núi đá trọc nhô lên khỏi mặt nước. Quần đảo nằm trên xích đạo này được hình thành bởi các vụ phun trào núi lửa cách đây 3 triệu năm. Do nằm ở xích đạo, vừa mang tính nhiệt đới, vừa ôn đới, lại hàn đới, nên động thực vật vô cùng phong phú. Loài rùa khổng lồ còn sót lại trên hòn đảo này như chứng nhân cho lịch sử từ khi đảo mới hình thành.
Quần đảo Galapagos từng là nơi trú chân của cướp biển và các nhóm săn cá voi trên biển. Trú ngụ ở hòn đảo đa dạng sinh học này, bọn cướp biển, giới săn cá voi không bao giờ sợ đói. Thịt rùa chính là món họ ưa thích và dễ dàng kiếm được. Những cụ rùa chậm chạp là mục tiêu săn đuổi của cướp biển. Thậm chí, bọn cướp biển còn bắt rùa lên thuyền để thịt dần. Loài rùa khổng lồ trên đảo này có thể sống cả năm mà không cần ăn, nên có rùa trên thuyền, đám cướp biển luôn có thịt tươi để ăn.
1835, nhà sinh học vĩ đại Darwin đã đặt chân lên hòn đảo này. Những chú rùa khổng lồ, với hình dáng khác nhau ở 12 hòn đảo khác nhau trên quần đảo này, đã đóng góp một phần vào sự nghiệp bất hủ của ông, là cảm hứng để ông viết thuyết tiến hóa. Nhìn vào mai những chú rùa này, các nhà sinh vật học có thể thấy được sự tiến hóa của muôn loài. Chúng là loài đã sống sót kể từ kỷ nguyên tiến hóa thứ hai.
Nếu như trước đây, hòn đảo chỉ có rùa khổng lồ và các loại hoang thú kỳ dị, thì giờ đây con người đã xuất hiện đông đảo. Cư dân toàn bộ quần đảo là gần 30.000 người. Dù sự xâm lấn của con người ngày một đông, nhưng dân chúng nơi đây lại chỉ coi những cụ rùa chậm chạp, xù xì là cư dân bản địa.
Những chú rùa khổng lồ trên hòn đảo này nặng tới 400kg, dài tới 2m. Thậm chí, có những chú đạt độ lớn cực đại lên đến nửa tấn! Tuổi đời của chúng được tính bằng hàng trăm năm.
Trên quần đảo Galapagos có 3 loài rùa khổng lồ. Cơ sở phân loại dựa vào hình dáng của mai, gồm mai bằng, mai tròn, mai dẹp. Cả ba cùng đến từ lục địa, nhưng đã phát triển khác nhau do tác động môi trường của mỗi hòn đảo.
Đảo Pinta có điều kiện khô cằn, ít cỏ, nên rùa nhỏ hơn, cổ dài, đầu nhỏ, mai u tròn như hình vòm. Những đảo có mưa nhiều, cây cỏ xanh tươi thì rùa rất to, mai bằng, dẹp, đi lại nặng nề. Những chú rùa khổng lồ trên quần đảo đều có nguồn gốc từ lục địa. Tuy nhiên, giống rùa ở lục địa đã tuyệt chủng từ nhiều trăm năm trước rồi.
Tại quần đảo này, có một chú rùa nổi tiếng, được các nhà khoa học đặt tên là “George cô đơn”. Đây là cá thể duy nhất còn sót lại của một loài tưởng đã tuyệt chủng.
Đã nhiều năm qua, các nhà khoa học chưa thể phát hiện cá thể cái loài rùa này để “George cô đơn” lấy làm vợ, thực hiện chức năng bảo tồn giống loài. Hiện “George cô đơn” đã 100 tuổi và “anh” còn 100 năm chờ đợi các nhà khoa học tìm cách nhân giống, bảo tồn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
- Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
- Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
- Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
- Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
- Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
- Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
- Những con chim ẩn mình… chờ sống
- Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.