Khám phá » Thế giới muôn màu
Thứ hai, 24/02/2025, 01:36:53 AM (GMT+7)
Úc:Đảo Chrismas đỏ rực vì cua “hành hương” 
(19:56:09 PM 20/11/2013)
(Tin Môi Trường) - Cứ đến tháng 10, tháng 11 hằng năm, đảo Chrismas của Úc lại được bao phủ bởi một màu đỏ rực vì loài cua đỏ di cư ra biển.
>> Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa >> Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực >> Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động >> Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á >> Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
Cua đỏ ở đảo Giáng Sinh (Christmas)
Christmas là một hòn đảo nhỏ của Úc nằm ở Ấn Độ Dương. Đảo này cách TP Perth khoảng 2.600 km về phía Tây Bắc.
Khi những cơn mưa lớn đầu tiên trong mùa mưa đến cũng là lúc khoảng 40 triệu cua đỏ trên hòn đảo này lại di cư ra biển để giao phối. Hành trình từ vùng cao nguyên, rừng mưa đến Ấn Độ Dương dài khoảng 9 km. Chúng thường bắt đầu cuộc di cư vào buổi sáng sớm và chiều tối để tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp nhưng những cơn mưa và điều kiện u ám ẩm ướt cũng làm cho cuộc hành trình dài khó khăn hơn.
Cua nhuộm đỏ thắm bãi biển
Trong thời gian cao điểm của đợt di cư, để bảo vệ cho loài giáp xác màu đỏ này, chính quyền đã cấm các phương tiện giao thông trong một thời gian ngắn, xây dựng hàng rào, đường hầm để giúp lũ cua định hướng đúng đường đi.
Khi đến được bờ biển, cua đực sẽ đào hang và đánh dấu chủ quyền nơi trú ẩn. Sau đó khoảng 5 đến 7 ngày, cua cái sẽ đến và chúng bắt đầu giao phối. Lũ cua cái thường chọn thời điểm sáng sớm khi thủy triều lên để đẻ trứng. Theo các nhà nghiên cứu, con cái luôn chờ đến cuối tháng, khi mực nước biển giữa thủy triều lên và xuống ít có sự thay đổi nhất để bắt đầu di cư, nhằm mục đích tăng cơ hội sống sót cho trứng.
(Theo BBC/ NLĐ)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
-
Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
-
Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
-
Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
-
Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
-
Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
-
Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
-
Những con chim ẩn mình… chờ sống
-
Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.
.jpg)