»

Chủ nhật, 19/01/2025, 17:48:26 PM (GMT+7)

Trái Đất qua lăng kính phi hành gia Tin ảnh

(10:13:52 AM 12/06/2014)
(Tin Môi Trường) - Reid Wiseman, một trong ba thành viên của đoàn nghiên cứu mới được đưa lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), ghi lại những hình ảnh Trái Đất nhìn từ không gian và hình ảnh các phi hành gia khi ở trong môi trường không trọng lực.



Reid Wiseman là một kỹ sư của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Chuyến bay lên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS của Wiseman khởi hành cuối tháng 5, bắt đầu hành trình nghiên cứu 6 tháng trong không gian.
 

Tàu vũ trụ Nga mang theo các phi hành gia kết nối thành công với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hôm 30/5. Họ là Reid Wiseman của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), Alexander Gerst của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Max Surayev, người Nga.
 

Wiseman từng là một phi công của Hải quân Mỹ trong khoảng 10 năm, phục vụ trong các hoạt động triển khai tại Iraq và Afghanistan.
 

Năm 2009, Wiseman được lựa chọn tham gia chương trình ứng viên phi hành gia của NASA từ 5/2011 và được đưa lên ISS tháng 5/2014. Trong tuần đầu tiên ở ISS, anh đã ghi lại những hình ảnh bên trong trạm nghiên cứu và Trái Đất. Trong ảnh là một món đồ chơi trôi nổi không gian được Wiseman chụp lại.
 

Bức ảnh được nhà nghiên cứu của NASA chụp từ con tàu vũ trụ Soyuz với lời mô phỏng: "Tôi không thể ngưng nhìn ra bên ngoài".

Trên ISS, Wiseman sẽ đóng vai trò là một kỹ sư bay. Anh được kỳ vọng sẽ thực hiện hai bước đi ngoài không gian trong thời gian 6 tháng tại đây. Với việc duy trì sức khỏe tốt trong 6 tháng, Wiseman có thể sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người khác, hiện sinh sống ở Trái Đất và có niềm đam mê với vũ trụ giống như anh.
 

Thành phố Perth, Australia, với những lớp mây dày bao phủ vào lúc hoàng hôn, qua góc máy của Wiseman.
 

Trái đất nhìn từ ISS.
 

Alexander Gerst của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) trôi nổi trong môi trường không trọng lực.

Vẻ đẹp đầy sức sống của Papua New Guinea.
 

Ánh sáng được chuyển đổi thành điện năng qua những tấm pin mặt trời, cung cấp điện năng cho các hoạt động trên ISS.

Trái Đất nhìn từ ISS khi trạm vũ trụ này tiến gần đến Australia vào ban đêm.

Thủ đô Capetown và gần như toàn bộ Nam Phi.
 

Phía bắc của Chile.
 

Một phần Nam Mỹ.

(Theo Mother Nature Network)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trái Đất qua lăng kính phi hành gia

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI