Khám phá » Thế giới muôn màu
Thiếu đói vẫn "quyết tâm... đẻ hết trứng"
(10:18:46 AM 20/03/2012)
Anh A Phìn, Trưởng ban Văn hóa xã Đắk Môn, cho biết: Đắk Nai có 108 hộ với gần 700 khẩu, gần 100% là dân tộc Xê Đăng, các gia đình ở đây đều sinh từ 3 con trở lên, thậm chí những cặp vợ chồng mới lấy nhau cũng vậy. Có cặp dù tuổi trẻ, được tuyên truyền vận động nhưng vẫn mỗi năm đẻ 1 đứa.
Sinh năm 1984, đến nay chị Y Tý, làng Đắk Nai đã có đến 6 đứa con. Đứa lớn nhất năm nay 12 tuổi, đứa nhỏ nhất mới 3 tháng tuổi. Chị Tý cho biết gia đình chị từ xưa đến nay luôn đói ăn, nhất là tháng 4 và tháng 5 hàng năm, trong nhà không còn một hạt gạo hay một đồng tiền. Để có cơm cho con ăn, vợ chồng chị lại ra quán mua gạo chịu, đến mùa mì năm sau thì trả.
Thức ăn chính quanh năm của cả gia đình được chị Tý gọi với cái tên “mĩ miều” là rau, nhưng thực chất nó là lá mì mà bà con trồng trên rẫy để lấy củ bán. Đói ăn và thiếu chất con chị đứa nào cũng gầy gò, xanh xao. “Bọn nó chưa bao giờ biết mùi sữa tươi là gì, lúc nào gia đình mình có tiền thì mua vài con cá khô, ít mắm về cho chúng nó ăn”, chị Tý nói.
Bản thân ông A Nít trước kia nguyên là cán bộ y tế của xã, hiện giờ cũng là cán bộ nhưng vợ chồng ông cũng sinh đến 10 đứa con. Lý giải cho việc sinh nhiều con, ông Nít chỉ cười và nói gọn: “Trước kia mình vỡ kế hoạch mà”!
Rồi ông kể, cách đây mấy tháng chị Y Tâm - cán bộ phụ nữ của thôn - đã phải từ chức vì mang thai con thứ 3: “Lúc nó đang mang thai mỗi lần lên xã họp giao ban mọi người nói là nó mắc cỡ. Làm cán bộ phụ nữ mà bị vỡ kế hoạch thì nói còn ai nghe nữa, nên nó phải xin nghỉ là đúng thôi”. Về phần mình, ông thanh minh: “Mình là chót vỡ kế hoạch từ xưa rồi, xấu hổ là việc của xấu hổ, việc mình làm mình vẫn cứ làm. Đàn ông có biết đẻ đâu mà sợ nên mình không mắc cỡ, chỉ có phụ nữ mang thai nên mới mắc cỡ”.
Tham gia kế hoạch hóa gia đình phải được giữ... tuyệt mật
Không chỉ tuyên truyền, vận động, giải thích cho bà con bằng nhiều lý lẻ, mà các cán bộ nơi đây còn hướng dẫn và phát thuốc tránh thai cho phụ nữ, bao cao su cho đàn ông để tự kế hoạch. Khi phát thì họ hào hứng nhận, nhưng nhận về… để đó: “Sau khi phát một thời gian chúng tôi đến từng nhà kiểm tra thì thấy thuốc tránh thai và bao cao su để trên đầu giường vẫn còn nguyên. Thậm chí nhiều gia đình còn mang bao cao su ra cho con mình thổi bong bóng”, anh Phìn than thở.
Gần 20 năm qua, niềm an ủi lớn nhất với tổ công tác là có khoảng... 2 phụ nữ đã “ngộ” ra và chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai như đặt vòng, tiêm thuốc; với một điều kiện là phải được tuyệt đối giữ bí mật, họ không muốn ai biết vì sợ bị trách tội!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
- Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
- Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
- Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
- Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
- Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
- Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
- Những con chim ẩn mình… chờ sống
- Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.