Khám phá » Thế giới muôn màu
Phát hiện hơn 1000 hành tinh mới ngoài Thái dương hệ
(13:37:54 PM 14/03/2012)
Mô hình dựng hành tinh của nhóm thiên văn gia Kepler. Ảnh: Nat.Geo. |
Loạt hành tinh mới này được phân tích từ dữ liệu thu thập bởi kính Kepler từ tháng 5/2009 đến tháng 9/2010. Nghiên cứu chỉ ra có tới 1091 vật thể có tiềm năng là hành tinh, nâng tổng số hành tinh mới từ 1235 lên con số 2321.
Đáng chú ý, “có thể khẳng định ít nhất 90% các vật thể này đều là hành tinh thực sự”, đồng tác giả nghiên cứu Ronald Gilliland, nhà thiên văn học tại Đại học bang Pennsylvania, Mỹ và là một thành viên của nhóm quan sát Kepler.
Điều gây hứng thú hơn nữa là không ít trong số này là những hành tinh nhỏ và nguội như trái đất và đồng thời những đặc điểm này của chúng giống trái đất hơn cả những hành tinh được tìm thấy trước nay. Ví dụ như, có khoảng 196 hành tinh có kích thước như Trái đất, con số này gấp bốn lần số lượng những hành tinh có kích thước giống trái đất được công bố năm ngoái.
Các nhà khoa học cũng công bố trong mẻ hành tinh mới được dò thấy này có tới 416 hành tinh siêu trái đất. Siêu trái đất là những hành tinh có khối lượng lớn cỡ 10 lần Trái Đất, có bề mặt đất đá và khí quyển mỏng, và có nhiều khả năng có sự sống.
Theo National Geographic, chiều hướng dò ra những hành tinh ngày càng nhỏ nhờ kính thiên văn vũ trụ Kepler cho thấy chúng ta đang ngày càng tiệm cận những hành tinh giống trái đất, có khả năng trữ nước và sự sống.
Kính thiên văn Kepler được phóng vào vũ trụ bởi NASA vào tháng 3/2009 nhằm phục vụ nhiệm vụ chuyên dò tìm các hành tinh. Nó có thể phát hiện luồng ánh sáng nhẹ nhưng thường xuyên từ các ngôi sao. Dựa vào hình ảnh từ kính, các nhà khoa học có thể xác định những thay đổi trên có phải do các hành tinh quay quanh quỹ đạo phát ra hay không, từ đó giúp nhận diện hành tinh mới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
- Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
- Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
- Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
- Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
- Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
- Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
- Những con chim ẩn mình… chờ sống
- Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.