Khám phá » Thế giới muôn màu
Chủ nhật, 19/01/2025, 12:33:54 PM (GMT+7)
Phát hiện "luật đi tè" của động vật
(14:58:07 PM 23/10/2013)(Tin Môi Trường) - Các nhà khoa học đã phát hiện ra một điều rất lý thú: Tất cả các loài động vật có vú đi tiểu trong khoảng thời gian tương đương nhau.
>> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ >> Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi >> Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 >> Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
Voi, chó và các động vật có vú khác đều đi tiểu trong thời gian như nhau
Một nghiên cứu được thực hiện bởi bà Patricia Yang và các đồng sự tại Viện Công nghệ Georgia ở Atlanta (Mỹ) chỉ ra rằng các loài động vật có vú với các kích cỡ khác nhau, từ voi đến chuột, đều mất khoảng 21 giây để đi tiểu.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các video ghi lại hình ảnh đi tiểu của động vật trong sở thú, kết hợp chúng với các dữ liệu về khối lượng, áp lực bàng quang và kích thước niệu đạo để có thể đi đến những kết luận mà họ gọi là “luật đi tiểu”.
Họ cũng có thể tạo ra mô hình toán học hệ thống tiết niệu của động vật và phát triển thành lý thuyết giải thích tại sao động vật lại đi tiểu trong cùng một thời gian như vậy.
Các nhà khoa học đã so sánh thời gian tiểu tiện mà những động vật có kích thước lớn như voi với các động vật nhỏ hơn như chó, dê. Voi có bàng quang lớn nhưng bù lại, chúng có niệu đạo dài và rộng (với đường kính khoảng 10 cm và dài khoảng 1 m), nghĩa là nước tiểu có thể chảy với tốc độ nhanh hơn so với các động vật nhỏ, tốc độ dòng chảy cũng tăng lên do ảnh hưởng của trọng lực. Trong khi đó, các động vật nhỏ tuy có bàng quang nhỏ nhưng niệu đạo cũng nhỏ, tốc độ dòng chảy chậm hơn, vì vậy nước tiểu chậm thoát. Kết quả, các động vật nhỏ và lớn đều cần thời gian gần tương đương nhau để làm rỗng bàng quang.
Trọng lực đóng một vai trò nhỏ trong việc đi tiểu ở động vật nhỏ như chuột và dơi. Thay vào đó, độ nhớt, sức căng bề mặt mới là nguyên nhân chi phối chủ yếu. Điều này giải thích tại sao động vật nhỏ lại đi tiểu thành từng giọt một chứ không phải thành 1 dòng liên tục như ở những động vật có vú lớn hơn.
Bà Yang hi vọng việc nghiên cứu luật đi tiểu này có thể giúp chẩn đoán các bệnh về tiết niệu ở voi và các động vật có vú to lớn khác. Thậm chí, nó còn mang lại cảm hứng mới cho những thiết kế tháp nước, máy bơm bằng cách sử dụng trọng lực.
(Theo News Scientist)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
- Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
- Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
- Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
- Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
- Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
- Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
- Những con chim ẩn mình… chờ sống
- Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.