Khám phá » Thế giới muôn màu
Núi lửa khổng lồ dưới đáy biển Nam Cực
(12:01:54 PM 15/07/2011)
Năm 1775, khi thám hiểm gia James Cook khám phá ra quần đảo South Sandwich, ông đồng thời cũng có ghi lại sự tồn tại của hàng tá các hòn đảo núi lửa đang hoạt động nhô lên trên mặt nước. “Tuy nhiên, khu vực bên dưới đáy biển vẫn hoàn toàn chưa được biết. Chưa ai từng khảo sát khu vực này trước đây”, Phil Leats dẫn đầu nhóm khảo sát Nam Cực Anh quốc cho biết trên Discovery. “Hiện tại, chúng tôi đã lập sơ đồ rất chi tiết về vùng đáy biển quanh những hòn đảo này”.
Hình ảnh quét bằng thiết bị quét âm dưới nước cho thấy có đến 12 miệng núi lửa mới được phát hiện dưới vùng nước Nam Cực gần quần đảo South Sandwich, thuộc phía nam cuối Đại Tây Dương. Ảnh: British Antarctic Survey. |
Đoàn thám hiểm đã dùng đến các máy quét hình ảnh dưới nước (sonar scans) và phát hiện 12 núi lửa ngầm mới. Một vài ngọn núi có độ cao lên tới hơn 2km nhô lên khỏi đáy biển. Một số rặng núi lửa này rõ ràng hoạt động mạnh thời gian gần đây. Những ngọn khác đã “chết” và tạo ra những miệng núi lửa tắt khổng lồ rộng tới gần 5km.
Theo phân tích khoa học, những rặng núi lửa này được tạo ra khi mảng địa chất lục địa Nam Mỹ trượt qua bên dưới mảng địa chất South Sandwich về phía tây, khiến cho nước biển bị hút vào sâu bên trong lõi Trái đất qua khe trượt. Sau cùng, nham thạch nóng chảy từ lõi Trái đất lại phun trào lên trở lại tạo nên sự phun trào của những rặng núi lửa này.
Nhờ khám phá này, các nhà địa lý học có thêm hiểu biết về các vụ phun trào bên dưới đại dương và quá trình hình thành của một vỏ lục địa mới.
Giới sinh vật học cũng rất quan tâm đến khám phá này bởi vì những miệng phun nước nóng tuôn ra từ dưới đáy biển sẽ tạo ra một loại môi trường sống mới, từ đó tạo ra các loài mới. “Chúng ta vốn biết có một hệ sinh thái hoàn toàn khác cho những dạng sống mới tồn tại quanh những khu vực nước nóng như vậy”, ông Leat cho biết.
Ngoài ra, phát hiện này giúp tăng nhận thức chung về hiểm họa sóng thần. Núi lửa dưới đại dương thường được cấu thành bởi vách núi không ổn định. Nếu toàn bộ vách núi lửa đều không ổn định, nó có thể sụt xuống bất thình lình, và tạo ra sóng thần.
“Dữ liệu GPS của chúng tôi có thể chứng minh rằng thực chất các hòn đảo ở South Sandwich đang di chuyển về phía đông với tốc độ rất nhanh, hướng về phía châu Phi. Như vậy, bờ biển phía tây châu Phi đang đứng trước hiểm họa do sóng thần xuất phát từ vùng núi lửa mới được tìm thấy này”, ông Ian Dalziel thuộc Đại học Texas tại Austin kết luận.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
- Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
- Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
- Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
- Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
- Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
- Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
- Những con chim ẩn mình… chờ sống
- Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.