Khám phá » Thế giới muôn màu
Thứ tư, 30/10/2024, 00:32:08 AM (GMT+7)
Nơi vịt đi trên lưng hàng nghìn con cá
(19:33:16 PM 26/05/2017)(Tin Môi Trường) - Hồ Pymatuning ở Mỹ là nơi du khách có thể chứng kiến cảnh tượng vịt đứng trên lưng cá để kiếm ăn.
Hồ Pymatuning từng và vùng đầm lầy rộng lớn tại vùng Crawford ở bang Pennsylvania, Mỹ. Sông Shenango chảy qua đầm lầy cổ đại này và cung cấp phù sa cho vùng hạ lưu ở thung lũng Beaver và Shenango
Nhưng khi lũ lụt tấn công hai thị trấn này vào năm 1913, phương án thuần dưỡng dòng sông Shenango đã được đưa ra. Năm 1933, một con đập và hồ đã được xây dựng trữ nước chảy vào đầm lầy và điều tiết nước chảy dọc sông Shenango.
Đập tràn hình tròn bằng bê tông cũng được xây dựng cho phép hồ Pymatuning điều tiết mức nước một cách độc lập. Nước chảy qua đập mang nguồn thức ăn tự nhiên cho khu vực, bao gồm côn trùng, tôm cua và động vật thân mềm đồng thời thu hút một lượng lớn cá sống trong cấu trúc này.
Ngày nay, đập tràn Linesville trên hồ Pymatuning đã trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn. Hàng nhìn con cá chép béo mập trong đập luôn há miệng rộng để chờ những mẩu bánh mì mà du khách thả xuống nước.
Các dưới đập tràn nhiều tới mức, những con vịt trời có thể chạy và nhảy trên lưng các con cá để tranh giành bánh mì. Cảnh tượng thú vì này đã được sử dụng để quảng bá cho ngành du lịch địa phương
Thông điệp “Nơi vịt đi trên cá” đã trưng trên tấm biển lớn tại lối vào khu Crawford. Cơ quan cứu hỏa và thoát nước địa phương cũng sử dụng hình ảnh vịt đứng trên cá để làm logo.
Tuy nhiên, thói quen thả bánh mì cho cá ăn đã khiến các nhà bảo vệ môi trường quan ngại bời vì bánh mì và những đồ ăn khác như bánh rán và bỏng ngô gây ảnh hưởng xấu với sức khỏe của cá. Nhưng hành động này vẫn không bị cấm vì mục đích du lịch.
Đập tràn Linesville hiện trở thành điểm du lịch hấp dẫn thứ hai tại bang Pennsylvania, với 500.000 du khách mỗi năm.
(Theo Amusing)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
- Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
- Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
- Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
- Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
- Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
- Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
- Những con chim ẩn mình… chờ sống
- Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.