Khám phá » Thế giới muôn màu
Những loài động vật biển nguy hiểm
(09:31:39 AM 30/09/2013)Cá vằn sọc
Ảnh: Paul Nicklen
Loài cá sống ở các rặn san hô ở vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương nổi tiếng với cái đuôi cực độc. Các nhà khoa học ước tính có khoảng 1200 loại cá độc khác nhau và chúng tấn công khoảng 50000 người mỗi năm. Tuy nhiên, nọc độc cá cũng có thể mang lại lợi ích trong việc phát triển các loại thuốc mới.
Cá Barracudas
Ảnh:Valeria Paoletti
Loài Barracudas là những bộ máy đi săn có thân hình dài. Cơ thể cho phép chúng di chuyển với tốc độ 25 dặm một giờ (tương đương 40km một giờ) để rượt đuổi và xé xác con mồi bằng hàm răng cực sắc. Barracudas đã tiến hoá, và mài giũa các kỹ năng săn mồi để trở thành động vật ăn thịt bậc thầy trong khoảng 50 triệu năm.
Hải quỳ vàng
Ảnh: Jeffrey de Guzman
Loài hải quỳ này thoạt nhìn trông như một bông hoa rất đẹp, nhưng các con cá bơi gần nó sẽ phải hối hận. Giống như sứa và san hô, hải quỳ sử dụng xúc tu có nộc độc làm tê liệt hệ thần kinh của các nạn nhân.
Lươn Moray
Ảnh: Heather Perry
Mắt của một con lươn Moray ở vùng biển ngoài khơi Kona, Hawaii có đầy màu sắc. Hai hàm răng sắc bén giúp nó vồ lấy con mồi tức thì. Phần thứ hai nằm ở cổ họng của lươn giúp nó dâng về phía trước đớp con mồi và giết đối thủ ngay tức khắc. Khả năng khác thường này giúp nó nuốt chửng các động vật lớn khác mà không cần phải đi ra khỏi chỗ trú ẩn là những lỗ đá ngầm mà chúng sinh sống.
Cá mập trắng
Ảnh: Raul Touzon
Không còn nghi ngờ gì khi khẳng định rằng cá mập nằm trong hàng đầu của chuỗi thức ăn đại dương. Loài này có thể đạt đến 2270 kg và dài hơn 6m. Cá mập trắng có khoảng 300 răng, giúp chúng săn sư tử biển, hải cẩu, cá voi, rùa biển và các xác chết. Cá mập gây ra từ một phần ba đến một nửa vụ tấn công con người hàng năm. Tuy nhiên, đó chỉ là do vô ý hoặc không gây tổn thương lớn.
Cá đốm trắng
Ảnh: Paul Nicklen
Loài này thường sống theo một quần thể lớn ở vùng san hô Kiribati. Trên thế giới, khoảng 75 loài cùng họ cá đốm trắng có đuôi như dao, gai có thể gây ra một vết thương đau đớn cho kẻ thù. Mặc dù với loại vũ khí này. Cá đốm trắng không tỏ ra hung dữ với các loài ăn tảo biển.
Cá hàu cóc
Ảnh: Marilyn và Maris Kazmers
Các con hàu cóc có một hàm răng quá khổ và cái miệng luôn cau có khiến cho nó có hình hài đáng sợ. Được mệnh danh là nghệ sĩ ngụy trang, loài này có thể nghiền nát các vỏ nhuyễn thể, hàu và các sinh vật biển khác với hàm răng chắc khoẻ của mình. Nhưng các con đực cũng có một phần mềm dẻo khác. Chúng bảo vệ tổ và bảo vệ các con non khi chúng vừa chào đời.
Cá kim Indonesia
Ảnh: David Doubilet
Các con cá kim Indonesia thường sống ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng cũng có thể búng mình ra khỏi mặc nước, và khi đó, trở thành những con dao bay nguy hiểm trên không trung. Nhiều người đã là nạn nhân của những lưỡi kim thon dài sắc bén của nó. Bị thương hoặc thậm chí là chết. Đặc biệt, các ngư dân đáng cá về đêm phải chịu khá nhiều nguy hiểm bởi ánh sáng từ tàu của họ có thể thu hút cá.
Ốc dệt nón
Ảnh: De Agostin
Nhìn bề ngoài trông có vẻ vô hại, nhưng thực chất đây là những con ốc độc nhất hành tinh. Ốc nón dệt móc con mồi vào hàm răng rỗng của mình sau đó tiêm một loài độc cực mạnh vào con mồi. Nạn nhân phổ biến nhất của chúng là các động thân mềm. Tuy nhiên, khi thức ăn khan hiếm, chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau.
Cá sấu nước mặn
Ảnh: James Walters
Cá sấu nước mặn là loài cá sấu lớn nhất thế giới. Chúng có thể dài đến 7m và nặng 1000kg. Loài này thường săn mồi bằng cách ẩn mình dưới vùng bờ biển để bắt các con cua, rùa hay những động vật uống nước gần bờ. Cá sấu giết chết một số người hằng năm, nhưng con số này không là gì đối với người săn cá sấu.
Hải quỳ biển
Ảnh:Joe Platko
Một con cua dao nhỏ sẽ không hề hấn gì khi bơi giữa đầy những xúc tu của hải quỳ. Mặc dù độc hại, nhưng hải quỳ thường sống bằng quan hệ cộng sinh. Một số loài cung cấp cỏ cho tảo phát triển và sau đó nhận được oxy từ quan hợp. Các chú cá hề cũng sống trong các vùng hải quỳ này, nơi mà chúng sẽ cung cấp cho hải quỳ những thức ăn thừa.
Ý kiến bạn đọc về: Những loài động vật biển nguy hiểm
-
nguyen hoan (10:11:05 AM 30/09/2013)Những loài động vật biển nguy hiểm Tin ảnh
bai dich phong phu de hieu rat dac sac
-
vo loan (10:16:35 AM 30/09/2013)Những loài động vật biển nguy hiểm
phong phu , doc rat ok
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
- Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
- Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
- Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
- Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
- Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
- Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
- Những con chim ẩn mình… chờ sống
- Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.