»

Chủ nhật, 19/01/2025, 06:39:37 AM (GMT+7)

Những hiện tượng tuyệt đẹp của bầu trời Tin ảnh

(08:13:25 AM 26/11/2012)
(Tin Môi Trường) - Không gian bầu trời rộng lớn với vô số những hiện tượng thú vị cùng quang cảnh tuyệt đẹp, mà người quan sát có thể xem bằng mắt thường hay kính thiên văn.

 

thien[-]van
Dải sáng của Milky Way (Ngân Hà). Milky Way là tập hợp khổng lồ của khoảng 200 tỷ ngôi sao mà mặt trời là một trong số đó. Người Việt Nam từ xưa gọi dải sáng là Ngân Hà. Chúng ta nằm gần rìa của thiên hà này nên dễ dàng nhìn về phía phần trung tâm của đĩa chính thiên hà các đêm hè. Nếu có một chiếc ống nhòm hay kính thiên văn nhỏ, người xem hãy sử dụng để quan sát dải sáng sẽ thấy rõ nó là tập hợp các đốm sáng mà mỗi đốm sáng là một ngôi sao và sẽ đẹp hơn rất nhiều khi chỉ nhìn bằng mắt thường. Ảnh: Wikipedia.
thien[-]van
Mưa sao băng. Hiện tượng xảy ra khi trái đất đi tới vùng quỹ đạo có nhiều thiên thạch nhỏ, thường là hậu quả để lại khi một sao chổi đi qua quỹ đạo trái đất. Lực hấp dẫn của hành tinh khiến nhiều thiên thạch trong số này lao vào khí quyển trái đất, chúng cọ sát với khí quyển và bốc cháy tạo thành những vệt sáng gọi là sao băng. Nhiều vệt sáng liên tiếp nhau như vậy tạo nên hiện tượng mưa sao băng (meteor shower). Mưa sao băng khá phổ biến và diễn ra định kỳ hàng năm, mỗi năm có hơn 10 trận mưa sao băng có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Khi trời không mưa, ít mây điều kiện quan sát dễ dàng hơn, nhất là với người ở xa ánh đèn thành phố. Ảnh: NASA.
Nhật[-]thực/nguyệt[-]thực.
Nhật thực/nguyệt thực. Trái đất chuyển động quanh mặt trời, còn mặt trăng lại chuyển động quanh trái đất, điều này dẫn tới đôi khi trái đất che khuất ánh sáng từ mặt trời chiếu tới mặt trăng và làm cho nó tối lại (nguyệt thực) và đôi khi mặt trăng chen vào giữa che khuất mặt trời nên khi người xem nhìn lên mặt trời chỉ thấy màu đen (nhật thực). Đây là hai hiện tượng thiên văn khá phổ biến, gần như năm nào người yêu thiên văn cũng có dịp quan sát. Ảnh: Space.
thien[-]van
Quan sát sao Mộc và sao Thổ qua kính thiên văn. Sao Mộc và sao Thổ là hai hành tinh đáng quan sát nhất qua kính thiên văn. Không cần những chiếc kính thiên văn quá hiện đại và đắt tiền mà chỉ cần những kính nghiệp dư loại trung bình, hay thậm chí những chiếc kính tự chế (kính phản xạ có chất lượng và độ phóng đại tương đối cao) người quan sát có thể nhìn thấy hình ảnh của hai hành tinh đó. Người xem hãy cố gắng quan sát và xác định bốn chấm sáng gần sao Mộc, đó là 4 vệ tinh Galilei của nó. Trong hình là vệ tinh Europa (nhỏ hơn) và sao Mộc. Ảnh: free-review.net.
Sao[-]chổi
Tận mắt quan sát sao chổi. Các sao chổi chuyển động quanh mặt trời theo chu kỳ dài, vì vậy những sao chổi đủ sáng để nhìn rõ bằng mắt thường rất ít xuất hiện. Tuy vậy, trongđờ cuộc i của mỗi người, việc ít nhất một lần được quan sát chúng không phải là quá khó. Nếu có cơ hội, người xem hãy quan sát một sao chổi sáng qua kính thiên văn, nó chắc chắn là một điều thú vị của vũ trụ mà chúng ta không nên bỏ qua. Ảnh: astronet.ru.

 

Cực[-]quang

Ngắm cực quang. Hiện tượng cực quang (aurora) xảy ra do trái đất là một hành tinh có từ trường mạnh, khi các dòng hạt mang điện trong gió mặt trời va chạm với từ trường của trái đất, chúng đi theo các đường sức từ lao vào khí quyển của trái đất ở địa cực, gây ra cảnh tượng những dải sáng nhiều màu sắc (thường là màu xanh) rất đẹp.

Đây là hiện tượng thiên văn hấp dẫn. Mặc dù vậy người xem chỉ có thể quan sát nó khi đứng tại vùng cực của hành tinh chúng ta. Ảnh:National Geographic.

Mặt[-]trời[-]xanh.

Mặt trời xanh (hay chớp xanh). Hiện tượng đặc biệt này có tên tiếng Anh là "Green Flash". Nó xảy ra khi mặt trời nằm rất thấp, chỉ có một phần nhỏ nhô lên khỏi đường chân trời, một phần rất nhỏ ở mép trên của mặt trời xuất hiện màu xanh trong 1 tới 2 giây, rất khác so với màu sắc thông thường.

Nguyên nhân của hiện tượng trên là do sự tán sắc ánh sáng trong khí quyển khi ánh sáng từ mặt trời đi qua lớp không khí dày, các tia sáng có bước sóng khác nhau (ứng với các màu khác nhau) bị khúc xạ với các góc khác nhau. Khi mặt trời ở vị trí thấp, sát chân trời sẽ có một phần tia sáng đỏ (và các màu cận đỏ) không tới được mắt người quan sát trong khi phần ánh sáng màu xanh lại khúc xạ nhiều hơn nên tới với người quan sát.

Hiện tượng "Mặt trời xanh" dễ bắt gặp hơn ở bờ biển phía tây, khi mặt trời lặn. Việt Nam có bờ biển phía đông nên khả năng bắt gặp hiện tượng là rất khó. Ảnh: Wikipedia.

 

Theo VACA
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những hiện tượng tuyệt đẹp của bầu trời

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI