»

Chủ nhật, 19/01/2025, 17:59:45 PM (GMT+7)

Những hiện tượng thời tiết đáng kinh ngạc Tin ảnh

(13:41:50 PM 16/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Mời các bạn cùng xem những hiện tượng thời tiết đáng kinh ngạc qua ảnh


Sét núi lửa tại Iceland

 


Ảnh: Sigurdur H. Stefnisson, National Geographic


Những tia sét xuất hiện trong suốt vụ phun trào của núi lửa Eyjafjallajökull của Iceland vào năm 2010.


Đám mây tro bụi của vụ phun trào đã làm hàng không châu Âu bị ngưng trệ trong gần một tuần.


Bão núi lửa chứa các yếu tố tương tự như cơn bão trên đất liền- mưa nhỏ và đôi khi mưa đá. Sự tương tác của tất cả các yếu tố này tạo ra một điện tích tia lửa chớp.

 
Núi lửa và và vòi rồng tại Hawaii

 


 Ảnh: Steve và Donna O'Meara, National Geographic


Sự phun trào của núi lửa Kilauea ở Hawaii đã gây nên sự hình thành vòi rồng.


Vòi rồng xuất hiện nhanh chóng gần giống như lốc xoáy, nhưng không phải luôn như vậy. Nhiều vòi rồng được tạo ra khi gió gần bề mặt đột ngột đổi hướng dưới đám mây tạo ra một dòng khí đi lên. Không giống như lốc xoáy, vòi rồng và phễu đám mây được tạo ra từ mặt đất hoặc nước.
 

Ngọn hải đăng đóng băng tại Michigan

 


Ảnh: Mike Gatch, Your Shot


Ngọn hải đăng tại Michigan khoác trên mình tấm áo nặng nề  mùa đông lạnh lẽo tại Saint Joseph, Michigan.


Bờ đông nam của tất cả các Hồ Lớn thường phải chịu hiệu ứng hồ tuyết. Khi gió mạnh thổi qua một hồ nước không bị đóng băng và tương đối ấm áp, không khí ẩm bốc hơi gặp nhiệt độ lạnh hơn và trở thành mưa, hoặc nước đá.
 
Lốc xoáy tại Wyoming

 


Ảnh: Peter Willing, National Geographic


Một đám mây dạng phễu xé toạc một trạm nghỉ lưu động gần Cheyenne, Wyoming. Nhiếp ảnh gia đã chụp lại bức ảnh này từ cách đó ¼ dặm trước khi nấp vào trong hầm.


Các cơn lốc xoáy mạnh mẽ hình thành khi dòng khí đi lên cung cấp khí nóng ẩm cho cơn bão trở thành một cơn gió xoáy hoặc một gió lốc tốc độ cao. Đám mây dạng phễu trở thành lốc xoáy ngay khi chúng chạm mặt đất. Những mảnh vụn bị nó cuốn vào trong khi di chuyển chính là nguyên nhân gây ra các chấn thương và chết chóc.

 
Lụt lội tại Trung Quốc

 


Ảnh: China Daily/ Reuters


Một người đàn ông đang đi trên một lan can ở Trùng Khánh, Trung Quốc để tránh dòng thác lũ đầy bùn vào mùa hè năm 2007. Lũ lụt và lở đất ở phía Tây nam của đất nước đã chấm dứt, làm 60 người thiệt mạng, một trang tin tức tại địa phương cho biết.

 
Lướt sóng tại Hawaii

 


Ảnh: Eugene Tanner, AP


Người lướt cưỡi trên một làn sóng lớn ở vịnh Waimea, Hawaii trong cuộc thi lướt sóng để tưởng niệm Eddie Aikau năm 2009.


Để tôn vinh sự can đảm của ông, cuộc thi được tổ chức trong điều kiện khắc nghiệt. Thí sinh đã được chờ đợi năm năm để chinh phục con sóng North Shore Oahu mạnh mẽ này.

 
Vòi rồng và sét tại Florida

 


Ảnh: Fred K. Smith, National Geographic


Một vòi rồng song hành với sét xuất hiện tại hồ Okeechobee, Florida. Gần giống với lốc xoáy nhưng nhìn chung, vòi rồng ít mạnh mẽ hơn.

 
Sóng tại Cape Town

 


Ảnh: Michael McSweeney, Your Shot


Một cơn sóng lớn xô vào bức tường chắn biển trong một cơn bão ở Cape Town, Nam Phi. Sóng là kết quả của gió thổi trên mặt nước. Khi nó di chuyển, năng lượng gió được truyền sang các hồ và đại dương và biểu hiện ở những gợn sóng và sóng biển động.


Sóng thần là một loạt các đợt sóng được tạo nên bởi trận động đất lớn dưới đáy biển, sạt lở đất, hoặc phun trào núi lửa.

 
Bão tại Kansas

 


Ảnh: Joel Sartore, National Geographic


Một cơn bão xuất hiện với một mặt trăng lưỡi liềm dưới bầu trời Kansas.


Người xưa cho rằng vị thần Hy Lạp cổ đại Zeus là người điều khiển sét, nhưng ngày nay chúng ta biết sét đến từ sự khác biệt về điện tích giữa đám mây và mặt đất hoặc giữa các đám mây với nhau.

 
Mưa đá to bằng trái bóng chày tại Missouri

 


Ảnh: Weatherstock / Corbis


Cơn mưa đá rất nguy hiểm này theo sau một cơn lốc xoáy đã tấn công vào Joplin, Missouri, năm 2011.


Mưa đá xuất hiện từ những đám mây bão sau khi liên tục nhào lộn lên và xuống trong các đám mây. Các dòng khí đi lên trong các đám mây mưa càng mạnh, càng có nhiều lớp băng hình thành xung quanh một giọt mưa cho đến khi nó trở nên quá nặng và rơi xuống đất.

 
Thiệt hại do bão tại Alabama

 


Ảnh: Robert Madden, National Geographic


Một chủ cửa hàng Alabama đánh giá thiệt hại sau cơn bão tàn phá  đảo Frederic Dauphin, và kinh doanh của mình, vào năm 1979.


Đã có 3 cơn bão đổ bộ vào tối ngày 12 tháng 9 với sức gió ghi nhận là 145 dặm một giờ và một cơn bão sóng dâng lên tới 15 ft. Cơn bão sóng này sau đó tiến vào đất liền, gây thiệt hại 2,3 tỷ đô và khiến 5 người thiệt mạng.

 
Lốc xoáy tại Colorado

 


Ảnh: Ron Gravelle, Your Shot


Một cơn lốc xoáy tiến về phía hai chiếc xe trên quốc lộ gần Campo, Colorado.


Về mặt kỹ thuật, nó được coi là một phần của cơn dông, lốc xoáy có thể cuốn đi đất đi hàng chục dặm. Tốc độ gió của nó là gần 300 dặm một giờ.

 
Nắp băng tại Patagonia

 


Ảnh: Borge Ousland, National Geographic


Các du khách dũng cảm đã đi qua một cơn bão tuyết trong khi băng qua nắp băng Patagonia.


Theo Viện American Alpine khu vực rộng đầy tuyết và băng ở miền nam Chile là một trong những “khu vực miền núi đáng khám phá nhất trên thế giới.”


Tổng cộng 48 dòng sông băng còn sót lại từ một khối băng lớn, khối băng này đã bắt đầu tan dần khoảng 12.000 năm trước đây. Với sự nóng lên nhanh do biến đổi khí hậu mà con người gây ra, 46 dòng trong số sông băng tiếp tục biến mất.
 


Mưa lớn tại Guatemala

 

Ảnh: Rodrigo Abd, AP


Nước tràn vào một con đập ở Cuilapa, Guatemala, sau trận mưa lớn vào tháng Mười năm 2011.


Sông San Juan đã cuốn trôi nhiều xe hơi, nhà cửa, và một số người vì nước ngập.


Một trong những hậu quả của biến đổi khí hậu là số lượng những cơn bão dữ tợn này sẽ ngày càng tăng.

 
Dải mây dài và sét tại Wisconsin

 

Ảnh: Jennifer Brindley, Your Shot



Trong nền khí quyển mùa hè, sét xuất hiện đánh dấu sự kết thúc của một dải mây dài ấn tượng ở miền Trung Tây Hoa Kỳ

 
Cầu vồng kép tại Chile


Ảnh: Craig Lovell, Corbis


Cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa tại thị trấn Puerto Natales, miền nam Chile.


Cầu vồng là hình ảnh phản chiếu ánh sáng của những giọt nước trong bầu khí quyển. Cầu vồng kép xảy ra khi ánh sáng được phản ánh nhiều hơn một lần.

 
Bão đến tại Đảo Grand Cayman

 


Ảnh: David Doubilet, National Geographic


Đám mây đen tối lờ mờ trên một bãi biển trên đảo Grand Cayman. Hình dạng những đám mây này là một chỉ số chung của độ ẩm không khí.

 
Eo biển Drake

 

Ảnh: Ralph Lee Hopkins, National Geographic



Một tàu làm bawngh qua eo biển Drake-vùng biển phía Nam giữa Nam Mỹ và Nam Cực.


Eo biển này cho phép tàu thuyền qua lại xung quanh Cape Horn ở mũi của Chile và Argentina, là một trong những eo biển nguy hiểm nhất trên thế giới. Gió mạnh thổi thường xuyên với những con sóng cao hàng trăm foot.

 
Sạt lở đất tại Ấn Độ

 


Ảnh: Channi Anand, AP


Sạt lở đất chôn vùi một chiếc xe hơi trong đống đổ nát ở quận Doda phía bắc của Ấn Đọ vào năm 2011. Sự xói mòn nghiêm trọng là kết quả của một trận lở đất, đá và các mảnh vụn khác tràn vào đường cao tốc Doda-Batote.

 
Vòi rồng ở South Dakota

 


Ảnh: Channi Anand, AP


Nhiếp ảnh gia của Geographic National, Carsten Peter chụp được cơn lốc xoáy này ở Nam Dakota. Nói theo cách Peter thì ông “chuyên đi tới những nơi mang lại cảm giác mạnh: lặn trong một sông băng trên núi Mont Blanc, băng qua sa mạc Sahara trên một con lạc đà, thám hiểm hang động ở Borneo."


Ông đã giành được một giải thưởng báo chí thế giới cho việc chụp hình các cơn lốc xoáy tại Mỹ.

 


 

PHAN THỊ NGA (Theo nationalgeographic)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những hiện tượng thời tiết đáng kinh ngạc

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI