Khám phá » Thế giới muôn màu
Thứ tư, 30/10/2024, 02:29:28 AM (GMT+7)
Người Sài Gòn vây bắt kỳ đà khổng lồ ở rạch
(10:34:16 AM 31/07/2016)(Tin Môi Trường) - Nghe tiếng chó sủa inh ỏi mé rạch, mọi người kiểm tra thì thấy con kỳ đà dài 1,5 m, nặng hơn 15 kg đang bò lên bờ.
>> Cây khổng lồ của người Sán Dìu ven núi Tam Đảo được vinh danh Cây Di sản Việt Nam >> Xây trại heo khổng lồ ngay đầu nguồn cấp nước cho 10 triệu dân >> Biến đổi khí hậu khiến nguy cơ sóng thần khổng lồ tăng cao >> Phát hiện loài khủng long ăn thịt khổng lồ mới từng tồn tại ở miền Nam châu Phi >> Bầu Đức chỉ mong không lỗ thêm trong nửa cuối năm
Con kỳ đà khổng lồ được bắt ở Rạch Bàng, quận 7. Ảnh: Hải Hiếu
Chiều 30/7, nhóm thanh niên sống cạnh mé Rạch Bàng, phường Tân Hưng, quận 7, TP HCM nghe tiếng chó sủa ở hông nhà. Nghi có gì lạ, họ chạy ra xem thì phát hiện con kỳ đà dài 1,5 m, nặng hơn 15 kg đang bò lên bờ.
Nhóm thanh niên lao vào đè con kỳ đà, lấy dây trói lại, bắt sống. Một người đàn ông sau đó đã mua lại con kỳ đà nước này rồi gọi điện cho đại diện Thảo Cầm Viên Sài Gòn đến tiếp nhận.
Theo nhân viên Thảo Cầm Viên, đây là con kỳ đà cái, đang mang thai, có thể do ai đó nuôi bị xổng chuồng, khi bò lên bờ để tìm chỗ đẻ trứng thì bị bắt. Hiện Thảo Cầm Viên đã có ba cá thể giống đực, nếu đưa con cái này về sẽ giúp phối giống, sinh sản.
Kỳ đà là loài bò sát ăn thịt, tập tính sống tương tự cá sấu nhưng thích đi ăn vào ban đêm. Loài này thường sống ở vùng rừng rậm rạp cạnh sông suối, đầm lầy, làm tổ trong những hốc cây, kẽ đá hoặc đào hang, có khả năng biến đổi màu da để thích ứng với môi trường.
Con kỳ đà cái được đem về Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Ảnh: Hải Hiếu
Kỳ đà dài 1,5 m ở Việt Nam được cho là thuộc loại khủng, hiếm có. Trên thế giới có loại kỳ đà còn gọi là Rồng Komodo sống trong vùng sa mạc ở Australia, dài hơn 3 m và nặng khoảng 80 kg.
Hải Hiếu/VnExpress
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
- Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
- Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
- Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
- Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
- Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
- Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
- Những con chim ẩn mình… chờ sống
- Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.