Khám phá » Thế giới muôn màu
Một tuần hoang dã
(18:06:14 PM 16/03/2014)
Gia đình thiên nga đen tại trung tâm Washington Wetland, Tyne and Wear, Anh. Ảnh: Owen Humphreys/PA
Chú ong nghệ chăm chỉ với công việc hút mật hoa nghệ tây đang bung nở tại Oldenburg,Đức. Ảnh: Carmen /EPA
Con sáo đá đuôi hung đang thưởng thức mật ngọt khi mùa xuân về ở Agartala,Tripura, Ấn Độ. Ảnh: UB Photos/Barcroft India
Bướm ngài khoe sắc bên thân cây ở Meggen gần Lucerne, Thụy Sĩ. Ảnh : Sigi Tischler/EPA
Cổ thụ in bóng trên nền hoàng hôn ở Reitham gần hồ Tegernsee ở Warngau, Đức. Ảnh: Michael Dadler/Reuters
Diệc xám chăm chỉ tha từng cọng cỏ về xây tổ. Ảnh: Stacey Melia/Green Shoots/Flickr
Kiến gỗ cõng bạn. Bức ảnh sinh động này đã cho thấy loài kiến gỗ ở Anh thực sự bận rộn sau kỳ ngủ đông. Nhiếp ảnh gia về thiên nhiên hoang dã Dominic Greves đã bắt được hình ảnh này tại Arne, Dorset. Anh cho biết: “Chú kiến gỗ này đã mang về một nhành cây lớn gấp 2 lần cơ thể chúng để sửa lại chiếc tổ đã bị một con lửng quấy nhiễu. Vào những ngày ấm áp, kiến gỗ sẽ ra khỏi hang để tắm nắng rồi chui ngược lại vào tổ sẽ xả nhiệt nhằm giữ cho nhiệt độ trong hang luôn ổn định. Một hang kiến có thể có tới nửa triệu cá thể kiến”. Ảnh: Dominic Greves/Rex Features
Chương trình tiêu hủy những con lửng dấy lên cuộc biểu tình của nhiều nhà nghiên cứu bảo tồn thiên nhiên diễn ra bên ngoài tòa nhà Quốc hội ở trung tâm Luân Đôn nước Anh. Chương trình này triển khai thí điểm vào năm ngoái đã tiêu hủy 5000 con vật có chứa mầm bệnh lao bò. Những người thực hiện chiến dịch này cho rằng việc thử nghiệm đã thất bại về cả trên phương diện khoa học, kinh tế, và trên cả chính sách chăm sóc động vật. Vì thế, Chương trình tiêu hủy nên chấm dứt ngay. Ảnh: Carl Court/AFP/Getty Images
Những con cò già nua đang tìm thức ăn tại một bãi cỏ bị đốt cháy ở công viên quốc gia Queen Elizabeth thuộc Uganda. Cỏ khô trong khu vực hoang dã rộng lớn của công viên đã được đốt cháy tạo điều kiện cho cỏ mới phát triển. Ảnh: Will Rose and Kajsa Sjölander
Chú báo hoa tại miền Nam công viên quốc gia Luangwa ở Zambia. Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Will Burrard-Lucas đã ngụy trang và dùng thiết bị điều khiển từ xa điều khiển máy chụp ảnh BeetleCam để nhử và chụp bức ảnh cận mặt loài động vật này trong nếp sinh hoạt bình thường của chúng. Ảnh: Will Burrard-Lucas/Barcroft Media
Bức ảnh về một chú rùa caretta mới nở. Loài rùa này hay ẩn mình trong những đám cỏ mơ ở biển Sargasso, Bahamas Bắc Đại Tây Dương. Tuần này chính phủ các quần đảo Bermuda, Azores, Monaco - Anh Quốc và Mỹ đã kí kết một tuyên bố tại Gland (Thụy Sĩ), thừa nhận khu bảo tồn biển Sargasso có hệ sinh thái rong biển độc đáo đa dạng sinh học cao. Đây là lần đầu tiên một liên minh quốc tế được thành lập để bảo tồn thiên đường cho sinh vật biển này. Ảnh: Masa Ushioda/Alamy
Chú bói cá họng trắng bắt được một con rắn ở công viên quốc gia Keoladeo, Bharatpur, Rajasthan, Ấn Độ. Bói cá họng trắng phân bố chủ yếu ở khu vực tiểu lục địa Ấn Độ và có thể được nhìn thấy ở gần các vùng nước chúng đánh bắt các loài lưỡng cư, động vật gặm nhấm, chim hay thậm chí là bò sát như rắn. Ngoài ra cũng có thể thấy chúng ở các vùng đồng bằng hoặc thậm chí là trên đỉnh Himalayas ở độ cao hơn 7.500 feet. Ảnh: Devendra Singh/Barcroft India
Một chú Kanguru trong túi của mẹ ở vườn thú Taronga, Sydney, Úc. Chú Kanguru này chào đời vào tháng 9 nhưng cho đến bây giờ người trông vườn thú mới thấy chú nhìn trộm ra khỏi túi của mẹ . Ảnh: Taronga Zoo/Getty Images
Bộ xương của một con cá voi lưng gù nằm gần căn cứ Comandante Ferraz, Úc. Bộ xương này được một nhà thám hiểm người Pháp và nhà khoa học Jacques Cousteau đặt tại đây vào năm 1972 như một biểu tượng nhằm chống lại việc tàn sát loài động vật này ở thế kỉ 20. Ảnh: Vanderlei Almeida/AFP/Getty Images
Một trong hai con sư tử nổi tiếng với biệt tài leo cây đang nghỉ trưa. Chú sư tử này ở Ishasha thuộc công viên quốc gia Queen Elizabeth, Uganda. Con còn lại ở hồ Manyara, khu vực Tanziania. Ảnh: Will Rose and Kajsa Sjölander
Cảnh sát Indonexia và nhân viên Cơ Quan bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đang điều tra một gia đình kinh doanh động vật hoang dã trái phép ở quân Tangse, tỉnh Aceh. Các nhân viên bảo tồn đã tịch thu 2 xác mèo vàng châu Á đã chết khi bị nuôi nhốt và một số động vật khác. Ảnh: Chaideer Mahyuddin/AFP/Getty Images
Loài ếch sừng (Ceratophrys cornuta) tại Guyana, Nam Phi. Không chỉ gây ấn tượng với 2 chiếc sừng trên mỗi mắt và miệng rộng hơn gấp 1,5 lần chiều dài cơ thể, loài ếch này còn thực sự rất độc đáo bởi tính phàm ăn của nó. Ảnh: Courtesy Andrew Snyder/ASA/IUCN
Một con hổ Sumantran – Melati- vừa sinh ba tại sở thú Luân Đôn. Cô hổ Melati cùng với ba chú hổ con vừa mới chào đời đang nằm trong ổ. Ảnh: ZSL
Rễ cây và một số loài thực vật khác mọc bên trên tại Heaton Mersey Common, Stockport, Greater Manchester, Anh. Chính phủ Anh đã công bố một chính sách bù đắp sự đa dạng sinh học sẽ cho phép xây dựng sự phát triển tự nhiên cân bằng. Ảnh: Jonathan Nicholson/Corbis
Trong diễn tiến của cuộc tranh chấp về việc làm sao để bang California đối phó với vấn đề hạn hán, một tòa án phúc thẩm đã đứng về phía các nhà môi trường và người trồng trọt để duy trì các nguyên tắc liên bang về việc giới hạn việc chuyển dòng nước để bảo vệ vùng đồng bằng California. Ảnh: Peter Johnsen/US Fish and Wildlife Service/Reuters
Những chú linh dương đang nhìn vào khu resort Portobello ở Mangaratiba, Brazil nơi mà đội tuyển Italia sẽ ở lại suốt World Cup 2014. Ảnh: Ricardo Moraes/Reuters
Chú ếch ngắm trời dưới lớp ngụy trang trên mặt nước ở Stockport, Greater Manchester, Anh. Ảnh: Jonathan Nicholson/Corbis
Chim ưng biển (Pandion haliaetus) và “chiến lợi phẩm”, ảnh được chụp gần Gordon Macleod's, Aviemore, Scotland.Tuần này, 2 chú chim ưng biển đã được gắn thiết bị truyền tín hiệu vệ tinh để bắt đầu chuyến di cư từ Senegal đến Anh rồi bay qua sa mạc Sahara. Đây là lần đầu tiên mà dự án Rurland Osprey cung cấp cho các trường học dọc theo đường bay của chim cơ hội để tham gia vào dự án di cư của chim ưng biển. Chiến dịch World Osprey Week sẽ khởi động từ ngày 24 đến 28 tháng 3 nhằm khuyến khích các trường học sử dụng những sáng kiến cho bài học kế hoạch về chim ưng biển. Ảnh: Paul Mills/Green shoots/Flickr
Bầy chim di trú bay ngang mặt trăng ở Cologne, Đức. Ảnh: Federico Gambarini/AP
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
- Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
- Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
- Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
- Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
- Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
- Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
- Những con chim ẩn mình… chờ sống
- Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.