Khám phá » Thế giới muôn màu
Mó nước lạ biết nghe lời con người
(14:53:02 PM 11/03/2015)"Chạng Nậm” trên núi
Thời gian gần đây, rất nhiều người đổ xô tìm về mó nước ở bản Coong, bởi lời đồn đây là mó nước thần, hiểu được ngôn ngữ, hành động của con người. Theo lời người dân thì mó nước này quanh năm rả rích đùn nước theo kiểu nhỏ giọt, chẳng bao giờ cạn ngay cả khi hạn hán khắp nơi.
Mó nước lạ ở bản Coong
Nhưng điều đặc biệt là khi có người đi lấy nước lại gần vỗ tay hoặc nói chuyện to thì tức thời nước sẽ phun ra, chảy ào ạt trong thời gian dài. Nhiều người dân còn cho hay, nếu ai đó bạo dạn rung mạnh cây cối mọc cạnh mó nước thì nước càng nhanh chảy ra với lực nước mạnh hơn gấp nhiều lần và kéo dài hơn...
Để kiểm nghiệm lời đồn, chúng tôi tìm đến bản Coong. Ông Quàng Văn Chiến - Trưởng bản, lắc đầu quầy quậy: "Chuyện mó nước lạ là có thật, nhưng dân bản có ai dám kể ra ngoài đâu mà các nhà báo lại biết? Thần nước ở đó linh thiêng lắm, thóc mách chuyện mó nước là không tốt đâu. Bao năm qua dân bản Coong sống nhờ mó nước này, nếu Chạng Nậm mà nổi giận thì nguy…".
Sau một hồi thuyết phục, ông Chiến cũng bằng lòng làm người dẫn đường cho chúng tôi. Trước khi đi, ông mặc cả: "Nể nhà báo lắm nên tôi mới đưa lên thăm mó nước. Nhưng lên tới nơi thì phải tuân theo sự chỉ dẫn của tôi, không được làm ồn, nói năng linh tinh hoặc làm vẩn đục xung quanh mó nước. Làm sai tôi không chịu trách nhiệm đâu đấy”.
Chúng tôi xuất phát từ trung tâm bản Coong, dưới cái nắng gió Lào chói chang của vùng chảo lửa vào đúng buổi trưa. Dù phải cuốc bộ gần một cây số trên con đường ngoằn ngoèo, quanh co với những dốc cao, lởm chởm đất đá; lưng áo ai cũng thấm đẫm mồ hôi nhưng tất cả vẫn hồ hởi bởi mong được chứng kiến mó nước với những chuyển động thần kỳ.
Trên đường đi, chúng tôi gặp chị Quàng Thị Chiến - người bản Coong, đang cuốc đất làm nương. Vừa thấy chúng tôi, chị Chiến đã buột miệng: "Cán bộ lên thăm mó nước à ? Cán bộ lên đây, mó nước mừng, chắc nó sẽ chảy ra nhiều đó. Nhưng nhớ đừng làm điều gì sai nhé”.
Sau hơn nửa giờ, chúng tôi mới tới được mó nước nằm trên lưng chừng núi, có độ cao khoảng 300m so với mặt bằng của bản Coong. Dù cả mồm lẫn mũi đang thi nhau thở nhưng tất cả vẫn cố ùa đến bên mó nước nhỏ như cái nong con mà ông Chiến vừa chỉ: Chạng Nậm đấy.
Đây là một mó nước nhỏ nằm trên lưng chừng núi cao ngất, quanh năm nước mát tuôn chảy mà người dân địa phương quen gọi là "Chạng Nậm" (mó nước voi) bởi khi phun thì nước từ đầu mó phụt ra như vòi voi bắn nước.
Nhân - thủy giao tình
Chạng Nậm nhìn cũng bình thường như bao mó nước khác ở vùng Tây Bắc. Miệng mó nước xuất phát từ núi đất đá có chiều rộng chưa đến 1m, xung quanh cây cối mọc dày. Lượng nước chảy ra từ mó nước rất trong, nhưng ít. Độ sâu mó nước chỉ chừng một gang tay nên chúng tôi dễ dàng nhìn thấy những viên đá cuội gan trâu nhẵn bóng nằm dưới đáy. Những viên đá cuội này hình như không bị xáo trộn bao giờ nên chúng nằm rải đều và rất sạch sẽ.
Trưởng bản Chiến kể: Mó nước có từ bao giờ chẳng ai biết được, bởi từ khi còn bé tôi đã nghe ông nội căn dặn phải bảo vệ, giữ gìn mó nước linh thiêng này; không được làm bẩn, nói tục, chặt cây bên mó nước. Bao đời nay, người Thái bản Coong sống được là nhờ nguồn nước này.
Mỗi lần đi lấy nước, dân bản lại rủ nhau đi thành đoàn. Đến bên mó nước nói, cười một lúc là nước ào ra, tha hồ sử dụng. Nhưng chỉ được lấy nước ăn, không ai dám tắm, gội ở đây cả. Tuy bây giờ không ai trực tiếp lấy nước mó để sinh hoạt nhưng hơn 7ha ruộng và hàng chục nghìn mét vuông ao cá của bản thì vẫn do mó này cung cấp nước.
Nôn nóng muốn chứng kiến sự việc, chúng tôi đua nhau vỗ tay thật to và hò hét nhằm "đánh thức” giấc ngủ của thuỷ sơn. Thấy vậy, ông Chiến bảo: "Không cần làm thế. Tiếng nói ồn ào, tiếng bước chân người từ lúc nãy giờ đã đủ để ngài biết…”. Rồi ông quay mặt về phía mó nước nói nhỏ những câu gì đó bằng tiếng Thái mà chúng tôi không thể hiểu nổi. Chừng mươi phút sau, ông Chiến giật giọng: "Đó, đó, nó ra đó”.
Chúng tôi giật mình. Quả thật mực nước trong mó đã bắt đầu chảy mạnh, dần ngập chìm những viên đá mà chúng tôi đã đặt ở những vị trí khác nhau trong lòng khe nước. Sức nước từ hốc đá chảy ra ngày càng mạnh hơn, sau 5 phút thì dòng nước mạnh như ai đó đang nghiêng cả thùng phuy nước mà đổ. 15 phút sau, nước từ từ hạ thấp, trở về hiện trạng ban đầu. Những viên đá cuội chúng tôi đặt làm vật kiểm chứng cũng khô dần, cầm lên thấy mát lạnh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
- Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
- Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
- Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
- Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
- Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
- Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
- Những con chim ẩn mình… chờ sống
- Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.