»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:05:50 AM (GMT+7)

Lấy mật ong trên "nóc nhà" thế giới Tin ảnh

(14:28:46 PM 12/04/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Săn mật ong rừng là một trong những nghề khá nguy hiểm. Để lấy được tổ ong to, nhiều sáp, người thợ có thể bị nguy hiểm đến tính mạng khi hàng nghìn con ong rừng sẵn sàng tấn công bất cứ lúc nào.

Nhiều người dân nông thôn ở Nepal sống phụ thuộc vào nghề săn mật ong rừng. Đất nước này là quê hương của loài ong đá lớn nhất thế giới (Apis Laboriosa). Những con ong xây tổ trên vách đá nhô ra dưới chân núi. Do vị trí hiểm như vậy, người thợ săn mật ong phải sử dụng thang dây và chiếc giỏ lớn để thu hồi mật sau khi đã hun khói, xua lũ ong ra khỏi tổ.

Việc thu hoạch mật ong thường diễn ra hai lần trong một năm. Thợ săn tập hợp nhau lại và tiến lên Himalaya, dãy núi cao nhất hành tinh, để thu gom những tổ ong khổng lồ. Để thu hoạch được một tổ ong, thợ săn phải mất từ 2-3 giờ, tùy thuộc vào vị trí và kích thước của nó.

Chùm ảnh đăng tải trên website Amusing hôm qua (9.4) cho thấy sự gian nan, nguy hiểm, thậm chí liều mạng của những người thợ săn mật ong đá.

Ngày nay, một số công ty du lịch tổ chức tour săn mật ong để du khách có thể chứng kiến toàn bộ quy trình thu hoạch mật ong đá. Điều này cho phép du khách tận mắt thấy vẻ đẹp và sự nguy nga, tráng lệ của cảnh quan Nepal cũng như động vật hoang dã.


 

 
Tại Nepal, săn mật ong là một hoạt động có lịch sử hàng nghìn năm và là một phần quan trọng của văn hóa nước này

 
Thợ săn đốt lửa, hun các tổ trên vách đá để xua lũ ong ra khỏi tổ

 
Bị ngạt khói, ong vỡ tổ bay tán loạn ra xung quanh


Thợ săn bên dưới có nhiệm vụ giữ chắc thang dây để người thợ săn trên cao tiếp cận tổ ong một cách an toàn


Người thợ săn trên cao bắt đầu xua nốt đám ong còn bám lại trên tổ...


... và cắt khối mật ra khỏi tổ ong

 
Tuy nhiên, họ gặp rất nhiều nguy hiểm như có thể rơi khỏi thang dây xuống vực sâu bất cứ lúc nào, hoặc bị hàng nghìn con ong vỡ tổ lao vào tấn công


Bù lại, những tổ ong khổng lồ như thế này hứa hẹn đầy mật ngọt


Mỗi khi cắt được một đoạn mật ngon, thợ trên cao chuyển xuống bằng những chiếc giỏ mây


Song cũng có khi, tổ ong quá to, họ phải xâu vào dây thừng và tời xuống 


Tổ ong nhiều mật ngọt nặng đến nỗi đôi khi người thợ phải vác trên vai hoặc đội trên đầu 


Họ còn phải gỡ nốt những con ong chết dính trên mảng sáp để thu lấy mật sạch

Theo Lao động
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lấy mật ong trên "nóc nhà" thế giới

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI