Khám phá » Thế giới muôn màu
Khám phá những vùng sông hồ màu sắc kỳ quái nhất thế giới
(09:41:33 AM 06/01/2015)
Sông Betsiboka ở Madagascar. Màu đỏ diệu vợi của dòng sông gây kinh ngạc cho nhiều người, được cho là do chứa rất nhiều phù sa mà thành.
Vùng hồ nước nóng Grand Prismatic Spring ở công viên quốc gia Yellowstone, Wyoming, Mỹ. Đây là hồ nước nóng lớn nhất ở Mỹ và lớn thứ ba trên thế giới. Điểm đặc biệt nhất của nó là những mảng màu sắc nổi bật như màu cam và đỏ, xanh đậm tạo thành khung cảnh hồ huyền ảo.
Nguyên nhân là do vi khuẩn sắc tố phát triển trên các thảm vi sinh vật xung quanh hồ.
Các hồ nước Travertine, Pamukkale, Thổ Nhĩ Kỳ. Những hồ nước nóng ở đây có màu xanh tươi sáng, hình thành trên những lớp tuyết, xếp hình bậc thang, tạo thành cảnh tượng giống như ở thế giới thần tiên.
Các hồ nước nóng Travertine được hình thành từ sự lắng đọng của canxi. Nó có sức nóng lên tới khoảng 950 độ C.
Sông Hoàng Hà ở Lan Châu. Đây là một trong những dòng sông còn được lưu giữ trong tình trạng nguyên sơ nhất của Trung Quốc. Dòng sông có màu nước tím đỏ như trong hình là do phù sa.
Sông Uvac chảy qua Serbia, Bosnia và Herzegovina. Dòng sông có nước màu xanh lá cây và uốn lượn quanh co, tạo ra cảnh tượng vô cùng hùng vỹ.
Sông Odeleite (hay còn gọi là sông rồng xanh) ở Bồ Đào Nha. Dòng sông uốn lượn trông hệt như một con rồng xanh nên được người Bồ Đào Nha gọi với cái tên như vậy. Nước sông có màu xanh đậm.
Hồ bí ngô trong hẻm núi Grand Canyon. Hồ nước nóng này trông giống như một quả bí ngô khổng lồ, có không gian tuyệt đẹp. Theo các nhà nghiên cứu, hồ được hình thành từ một dạng đá vôi đặc biệt.
Hồ bí ngô tròn, rộng, thân hồ có màu cam cộng với những vệt màu xanh lá chạy dọc xuống. Nước trong hồ có màu xanh, chảy từ hẻm núi đổ vào miệng hồ, liên tục tràn ra ngoài.
Dòng sông có màu đỏ như máu ở Trung Quốc. Dòng sông chảy qua thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc hồi cuối tháng 7/2014 là hậu quả của việc xả nước thải bất hợp pháp xuống lòng sông.
Dòng sông đầy tro núi lửa ở Iceland. Những đợt phun khói bụi núi lửa mới ở Iceland là tác nhân hình thành những cảnh quan kỳ quái này.
Mây tro bụi vẫn lẩn vẩn trong không khí quanh mặt sông tạo nên hình thù kỳ lạ.
Hồ núi lửa Diego de la Haya nằm trong 5 miệng núi lửa của núi Irazú, Costa Rica. Hồ này thay đổi màu sắc tự nhiên từ màu xanh lá cây sáng sang màu ghi, hồng, hay đỏ, phụ thuộc vào loại khí gas được thoát ra từ hoạt động của núi lửa.
Ba hồ nước đổi màu trên núi Kelimutu, Vườn quốc gia Kelimutu, Flores, Indonesia. Màu sắc của nước trong hồ thay đổi liên tục theo thời gian và không tuân theo bất kỳ quy luật nào. Sự thay đổi màu sắc này được cho là do phản ứng hóa học của trữ lượng khoáng sản cùng sự ảnh hưởng của loài sinh vật.
Sông Caño Cristales ở Colombia. Nơi đây còn được gọi là sông ngũ sắc, cầu vồng nước… Từ tháng 9 đến tháng 11 mỗi năm, con sông mang sắc màu vàng, xanh, xanh lá cây, đen và đỏ, tạo thành khung cảnh tuyệt mỹ.
Màu sắc của sông Caño Cristales là do loài thực vật đặc hữu được gọi là macarenia clavigera gây ra.
Hồ Retba, Senegal. Hồ này có màu sắc rất lạ thường, độc đáo, tùy vào các thời điểm trong ngày, nước hồ có thể chuyển từ màu tím nhạt sang màu sữa dâu.
Màu sắc hồ Retba do loại vi khuẩn ưa mặn vô hại, với tên gọi Dunaliella Salina gây ra.
Sông Colorado, Marble Canyon với khung cảnh màu sắc xanh vàng đối lập, vô cùng ấn tượng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
- Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
- Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
- Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
- Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
- Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
- Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
- Những con chim ẩn mình… chờ sống
- Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.