Khám phá » Thế giới muôn màu
Inđônêxia chế tạo thành công xe buýt mini chạy điện
(16:23:25 PM 24/05/2013)
Phát biểu tại lễ ra mắt sản phẩm mới nói trên ngày 22/5, Bộ trưởng Nghiên cứu và Công nghệ Inđônêxia, Guxti Muhamát Hátta (Gusti Muhammad Hatta) đã đánh giá cao nỗ lực và thành công của các nhà khoa học, kỹ thuật Inđônêxia trong việc thực hiện chương trình phát triển ô tô điện, trong khuôn khổ chiến lược hướng tới một nền kinh tế xanh tăng trưởng bền vững của chính phủ nước này.
Bộ trưởng Hátta nhấn mạnh rằng việc nghiên cứu phát triển ô tô điện ở Inđônêxia đã được tiến hành từ năm 1994. Cùng với hai loại ô tô con chạy điện đã được các nhà khoa học trong nước chế tạo thành công trong năm 2011 và 2012, loại xe buýt mini Hevina mới của LIPI chứng tỏ Inđônêxia hoàn toàn có khả năng sản xuất loại xe này. Tuy nhiên, ông lưu ý các nhà khoa học Inđônêxia cần hướng tới nghiên cứu sản xuất pin cho ô tô điện để tránh phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài. Hiện Inđônêxia vẫn phải nhập khẩu pin lithium cho các loại xe chạy điện.
Bộ trưởng Hátta cũng cho biết Chính phủ Inđônêxia sẽ xem xét một số biện pháp khuyến khích thúc đẩy sản xuất và sử dụng xe chạy điện như giảm thuế, bởi xe chạy điện thân thiện với môi trường và không gây ô nhiễm, trong khi đó 40% ô nhiễm không khí ở thủ đô Giacácta đến từ các phương tiện cơ giới. Xe chạy điện còn có thể được sử dụng cho giao thông công cộng và giúp cải thiện vấn nạn ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn. Ngoài ra, các loại xe chạy điện khi được đưa vào khai thác thương mại sẽ hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của ngành du lịch.
Nhà nghiên cứu hàng đầu của LIPI, Ápdun Hapít (Abdul Hapid) cho biết chi phí chế tạo chiếc Hevina là 1,8 tỷ rupiah (184.000 USD), song giá thành sẽ giảm nếu sản xuất hàng loạt. Loại xe buýt mini này có thể chạy với tốc độ tối đa 100 km/h và một lần sạc điện có thể chạy được 150 km.
Theo ông Ápdun Hapít xe điện chạy là giải pháp tốt nhất trong bối cảnh khủng hoảng dầu mỏ, và kinh tế hơn xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Một xe buýt chạy điện chỉ cần 44.800 rupiah (khoảng 4,6 USD) cho quãng đường 85km, trong khi xe cùng loại chạy bằng xăng cần tới 95.625 rupiah (khoảng 9,8 USD) cho cùng một khoảng cách.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
- Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
- Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
- Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
- Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
- Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
- Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
- Những con chim ẩn mình… chờ sống
- Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.