»

Chủ nhật, 19/01/2025, 12:38:22 PM (GMT+7)

Độc đáo loài sên biển tự biến thành cây Tin ảnh

(10:44:06 AM 04/10/2013)
(Tin Môi Trường) - Loài ốc sên độc nhất này có khả năng tiến hóa thành rong biển trong tương lai với khả năng tự tổng hợp dinh dưỡng như cây cối.

Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện một điều chưa từng thấy trong thiên nhiên: một loài sên biển vốn là động vật nhưng lại có khả năng tổng hợp diệp lục tố (clorophyl) – chức năng cơ bản của thực vật. 

Loài sên biển độc đáo này có tên khoa học là Elysia Chlorotica, sống chủ yếu ở vùng đầm lầy nước mặn phía Đông Hoa Kỳ và Canada.

Những con sên biển màu xanh lá cây dường như đã lén lút đánh cắp gen tổng hợp diệp lục tố của rong biển mà chúng thường ăn.

Chúng có màu xanh đậm như lá cây và thường ăn một loại tảo có tên Vaucheria Litorea. 

Với loại gen 'mượn tạm', chúng đã thực hiện được quá trình quang hợp mà cây cối dùng để biến ánh nắng mặt trời thành năng lượng. 

Chúng có thể tạo ra những phân tử chứa năng lượng mà chẳng cần ăn bất cứ thứ gì. Đây là lần đầu tiên chúng ta phát hiện động vật đa bào có khả năng tiếp nhận và sử dụng được chất diệp lục.

 

Sên biển xanh sống trong những đầm lầy ngập mặn ở Mỹ và Canada. Ngoài việc đánh cắp những gene có khả năng tạo ra diệp lục tố, chúng còn lấy trộm cả lục lạp (nơi sản sinh diệp lục) để thực hiện quá trình quang hợp.

Các nhà nghiên cứu dùng chất đánh dấu phóng xạ để bảo đảm là những con sên này thực sự tạo ra được clorophyl chứ không phải 'đánh cắp' chất màu mà tảo đã 'làm sẵn' này.

Loài sên này có thể sống trong nhiều tháng mà không cần ăn, chỉ cần mỗi ngày có tia nắng mặt trời chiếu vào khoảng 12 tiếng.

Con của loài sên gian giảo này được truyền thụ lại khả năng tự tổng hợp clorophyl của bố mẹ, nhưng chưa thực hiện được quá trình quang hợp.

Đến khi những chú sên non ăn đủ một số lượng tảo để đánh cắp nốt chất lục lạp cần thiết thì chúng đủ khả năng tổng hợp thức ăn từ ánh sáng mặt trời. 

Loài sên này quả là một kiệt tác khoa học về sự hợp nhất gen, song đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể hiểu được chúng hợp nhất các gen mà chúng cần bằng cách nào.

Cơ chế hấp thụ những đoạn gen quý giữa hai loài khác nhau còn nằm trong bí ẩn và sẽ là chìa khóa quan trọng tiết lộ bước nhảy vọt của sự tiến hóa.

T.H (tổng hợp)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Độc đáo loài sên biển tự biến thành cây

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI