Khám phá » Thế giới muôn màu
Đảo lau sậy trên hồ Titicaca
(20:56:21 PM 03/11/2011)Hồ Titicaca chính là nơi cư trú của người tiền Inca, hay là người Uros, sinh sống trên các hòn đảo nhân tạo làm bằng lau sậy nổi gọi là totora. Những hòn đảo nổi đã trở thành điểm thu hút du lịch lớn đối với đất nước Peru, đặc biệt là chuyến du ngoạn thành phố ven hồ Puno.
Mục đích ban đầu của việc định cư trên đảo chỉ để phòng thủ và nếu có các mối đe dọa phát sinh, người Uros có thể chuyển đi dễ dàng. Trên hòn đảo lớn nhất hiện vẫn còn lưu giữ lại một tháp canh gần như được làm hoàn toàn bằng lau sậy.
Totora là một loại cây sậy bản địa sinh sống trong hồ Titicaca. Do làm nhà nổi trên mặt hồ nên để tránh bị chìm, người Uros thường xuyên phải thay thế các lớp lau sậy ở phía dưới để nâng cao ngôi nhà của mình hoặc xây dựng một ngôi nhà mới trên vùng lau sậy khác. Nhu cầu sinh sống đã khiến cho các đảo nổi mọc lên ngày càng nhiều. Diện tích của các hòn đảo không đồng đều và khá mỏng, đi trên đảo du khách sẽ có cảm giác giống như đang đi bộ trên một chiếc giường nước. Những đảo lớn thường có khoảng 10 hộ dân sinh sống còn đảo nhỏ chỉ chừng 2 đến 3 hộ. Người dân đan rễ cây sậy dày đặc lại với nhau và khi chúng bị thối rữa, họ lại tiếp tục trồng thêm lau sậy trong hồ.
Nhiều món ăn và bài thuốc của người Uros cũng xoay quanh những cây sậy totora. Phần phía dưới màu trắng của cây sậy thường được dùng làm i-ốt. Khi đau đớn, sậy được bọc xung quanh chỗ đau để hút đi chất độc hại. Phần màu trắng của cây sậy cũng được sử dụng để giúp dễ dàng xua tan những dư vị khó chịu của rượu. Người Uros còn chế biến ra món trà từ hoa sậy.
Nhiều người thắc mắc làm thế nào để người Uros có thể nấu nướng trong ngôi nhà lau sậy của họ. Để lửa không bén vào nhà, họ đã đặt một đống đá đủ cao để có thể đốt lửa ở bên trên và nấu chín thức ăn.
Những hòn đảo nổi được bảo vệ trong vịnh Puno. Người Uros sống bằng nghề đánh bắt cá, dệt và ngày nay du lịch cũng là ngành mang lại thu nhập khá cho cuộc sống của họ. Người dân thường đánh bắt cá phục vụ cho bữa ăn hàng ngày và bán cho người trên đất liền. Người dân Uros cũng săn bắt chim như hải âu, vịt và chim hồng hạc, ngoài ra họ còn chăn thả gia súc trên các hòn đảo nhỏ. Họ cũng bày bán các quầy hàng thủ công nhằm vào lượng khách du lịch đông đảo ghé thăm khoảng 10 trong tổng số các hòn đảo nổi mỗi năm.
Mặc dù du lịch đã cung cấp nguồn lợi tài chính tương đối cho người dân địa phương nhưng nó cũng đặt ra thách thức với lối sống truyền thống của họ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
- Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
- Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
- Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
- Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
- Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
- Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
- Những con chim ẩn mình… chờ sống
- Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.